II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Đọc đoạn tư liệu sau:
“Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được". Trong chiến tranh "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn". Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, thực hiện "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ". Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của Việt Nam, phá hoại kinh tế của Pháp. Hồ Chí Minh kêu gọi hậu phương thi đua với tiền phương, coi "ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.319)
a) Đoạn tư liệu phản ánh về đường lối kháng chiến toàn dân của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
b) Sự tham gia của nhân dân là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c) Trong đường lối kháng chiến, Đảng chú trọng công tác xây dựng hậu phương kháng chiến.
d) Đảng chủ trương vừa đánh vừa đàm với Pháp ngay từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.