Câu hỏi:

10/03/2020 290 Lưu

Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.

II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng.

III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.

IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/17.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Có 4 phát biểu đúng, đó là I, III, IV và V. → Đáp án A.

(I) đúng. Vì ở F2, Aa có tỉ lệ = 0,422 = 0,1.

(II) sai. Vì tần số A = 0,8 và tần số a = 0,2 cho nên kiểu hình hoa đỏ luôn lớn hơn kiểu hình hoa trắng.

(III) đúng. Vì đây là quần thể tự phối nên hiệu số giữa kiểu gen AA với kiểu gen aa không thay đổi qua các thế hệ. Ở thế hệ P, tỉ lệ AA – tỉ lệ aa = 0,6 – 0 = 0,6.

(IV) đúng. Ở F3, cây hoa trắng có tỉ lệ = 0,4-0,482 = 0,175 = 7/40. → Cây hoa đỏ = 33/40.

(V) đúng. Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. → Cây F1 có tỉ lệ kiểu gen = 7/9AA : 2/9Aa.

Hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 15/18AA : 2/18Aa : 1/18aa. → Cây F2 có tỉ lệ kiểu gen = 15/17AA : 2/17Aa.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Đáp án A

Vì chu kì tim kéo dài 0,8 giây thì pha nhĩ co kéo dài 0,1 giây; pha thất co kéo dài 0,3 giây; pha giản chung kéo dài 0,4 giây. Do đó, tâm nhĩ nghỉ 0,7 giây; tâm thất nghỉ 0,5 giây.

B và C sai. Vì khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.

D sai. Vì ở giai đoạn pha giản chung nên tâm nhĩ cũng trương (tâm nhĩ không co).

Câu 2

Lời giải

Đáp án A

Ong mắt đỏ sử dụng sâu đục thân làm thức ăn, mặt khác chúng không gây hại cho lúa. Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái khống chế sinh học.

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP