Câu hỏi:
10/03/2020 350Cho 37,38 gam hỗn hợp E gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol) đều mạch hở; tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử X, Y, Z là 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng 37,38 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,74 gam hỗn hợp T gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Phần trăm khối lượng muối Ala trong T là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Đun nóng 37,38 gam E với NaOH vừa đủ thu được 55,74 gam muối của Gly, Ala, Val nên E tạo bởi Gly, Ala, Val.
Tổng số nguyên tử O trong X, Y, Z là 12 do vậy tổng số gốc aa trong cả 3 peptit là 9.
Do đốt cháy đipeptit thu được số mol CO2 bằng số mol H2O mà đốt cháy cả 3 peptit X, Y, Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O do vậy X, Y, Z là tripeptit trở lên.
Vậy X, Y, Z đều là tripeptit.
Đồng đẳng hóa hỗn hợp, quy đổi E về C2H3ON 3m mol, CH2 n mol và H2O m mol.
Ta có:
Giải được: m=0,18; n=0,24
Do đốt cháy hoàn toàn x mol X, y mol Y và z mol Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol nên x = y = z = 0,06 (vì đều là tripeptit, lượng nước chênh lệch là do tách nước từ đipeptit sang tripeptit).
Ta có: nT = 0,54 mol.
Giả sử hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Ala thì ta giải được số mol của muối Gly là 0,3 mol còn nếu hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Val thì số mol của Gly là 0,46.
Vậy
Mặt khác số mol của các amino axit phải là bội số của 0,06 nên số mol của Gly thỏa mãn là 0,36 hoặc 0,42.
Giả sử số mol của Gly là 0,36 giải được số mol của Ala và Val lần lượt là 0,15 và 0,03 (loại).
Số mol của Gly là 0,42 thì số mol của Ala và Val đều là 0,06 mol.
→ %muối Ala = 11,95%.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 3,75 gam glyxin phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 2:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí ở nhiệt độ cao.
(5) Đốt cháy HgS trong khí oxi dư.
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và CrO trong khí trơ.
(8) Cho khí CO tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
(9) Nung hỗn hợp Mg, Mg(OH)2 trong khí trơ.
(10) Nung hỗn hợp Fe, Fe(NO3)2 trong khí trơ.
Số thí nghiệm luôn thu được đơn chất là
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH2=CHCOOCH3; CH≡CCOOCH3; CH3OOC-C≡C-COOCH3; CH2=C(COOCH3)2 cần dùng 0,49 mol O2, thu được CO2 và 5,4 gam H2O. Nếu lấy 0,1 mol X trên tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là
về câu hỏi!