Câu hỏi:

04/07/2025 14 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. “Chính sách "ngu dân" và đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện là việc làm có ý thức của chính quyền thực dân ở Đông Nam Á. Bằng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chính quyền thuộc địa đã kìm hãm người dân bản xứ trong vòng ngu dốt. Hầu hết người dân ở các nước thuộc địa Đông Nam Á đều mù chữ, phần lớn trẻ em đều không được cắp sách tới trường. Nạn đói - sự dốt nát - bị đầu độc là ba quốc nạn mà người dân dưới chính quyền thuộc địa phải gánh chịu. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính quyền thực dân không quan tâm đến giáo dục, mà chi kiếm lợi bằng con đường đầu độc dân bản xứ. Người nêu: chính quyền thực dân bán rượu khắp nơi, đại lý rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chi có 10 trường học, nhưng đại lý rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần số trường học".”

(Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008)

a) "Ngu dân” là chính sách thâm độc được thực dân phương Tây áp dụng để phục vụ cho sự cai trị thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.

b) Chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá của thực dân phương Tây đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân thuộc địa.

c) Trong quá trình cai trị, thực dân phương Tây đã mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, khai hóa văn minh cho nhân dân thuộc địa.

d) Bao nỗi thống khổ mà người dân thuộc địa phải gánh chịu đã làm họ khiếp nhược trước sức mạnh chủ nghĩa và không dám phản kháng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) "Ngu dân” là chính sách thâm độc được thực dân phương Tây áp dụng để phục vụ cho sự cai trị thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.

=> Đúng. "Ngu dân” là chính sách thâm độc được thực dân phương Tây áp dụng nhằm kìm hãm người dân thuộc đụa trong vòng lạc hậu, phục vụ cho sự cai trị thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.

b) Chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá của thực dân phương Tây đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân thuộc địa.

=> Đúng. Chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá của thực dân phương Tây đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân thuộc địa. Ví dụ: ở Việt Nam, dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân Pháp: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

c) Trong quá trình cai trị, thực dân phương Tây đã mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, khai hóa văn minh cho nhân dân thuộc địa.

=> Sai. Trong quá trình cai trị, thực dân phương Tây đã mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người bản địa có thể giúp việc đắc lực cho công cuộc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị của thực dân phương Tây ở thuộc địa.

d) Bao nỗi thống khổ mà người dân thuộc địa phải gánh chịu đã làm họ khiếp nhược trước sức mạnh chủ nghĩa và không dám phản kháng.

=> Sai. Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây, giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á vẫn diễn ra liên tục, sôi nổi, bền bỉ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Tư liệu trên tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam.

=> Sai. Nội dung đoạn tư liệu đề cập đến tội ác của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam.

b) Chính quyền thực dân thực hiện áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

=> Đúng. Trong quá trình cai trị Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

c) Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị”.

=> Đúng. Đoạn tư liệu đã đề cập đến chính sách “chia để trị” mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình cai trị Việt Nam (chi tiết: Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết….”

d) Chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nhân dân Việt Nam.

=> Đúng. Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:

- Về chính trị: từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.

- Về kinh tế: sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;

- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.

- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

Câu 2

Lời giải

- "Chia để trị" là một chính sách thâm độc của chủ nghĩa thực dân, dùng nhiều biện pháp chia rẽ đa dạng để cắt đứt các mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện (như: dân tộc, tôn giáo, phân hóa xã hội, lãnh thổ,…), giảm dần và đi đến xoá bỏ tối đa khả năng độc lập, thống nhất của thuộc địa, nhằm hướng tới phục vụ cho sự nghiệp cai trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

- Để đạt tới hiệu quả "chia để trị" một cách tối đa, các nước thực dân thường thực hiện "chia để trị" theo cả hai hình thức: trong nội bộ thuộc địa và giữa thuộc địa với thế giới (cụ thể là giữa các thuộc địa với nhau, giữa thuộc địa với chính quốc và giữa thuộc địa với các nước khác,…).

=> Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây thường xuyên thực hiện chính sách “chia để trị”, khiến khối đoàn kết và sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á bị suy yếu => Chọn A.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP