Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Sau khi giành được độc lập dân tộc về chính trị, các nước Đông Nam Á phải đối mặt với rất nhiều khó khăn to lớn về kinh tế, xã hội do những hậu quả của chế độ thống trị thực dân hàng trăm năm để lại. (….) Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á đã tìm cách lựa chọn cho mình con đường phát triển đi lên. (…) Trong số các nước Đông Nam Á, nhóm các nước thành viên sáng lập ASEAN bao gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo, đã tiến hành công nghiệp hóa sớm hơn so với các nước còn lại và đạt được những thành tựu to lớn.
(…) So với các nước thành viên sáng lập ASEAN, các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma,… bắt tay vào công cuộc công nghiệp hóa muộn hơn, với xuất phát điểm thấp hơn về trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, nghèo nàn hơn về vốn đầu tư và hạn chế về trình độ tổ chức quản lí. Quá trình công nghiệp hóa của những nước thuộc nhóm này được bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX (…) và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù khoảng cách phát triển giữa các nước Đông Nam Á còn có sự chênh lệch rất lớn, nhưng điều không thể phủ nhận được là từ sau khi giành được độc lập, Đông Nam Á đã hoàn toàn thay đổi, khởi sắc và trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay”.
(Trần Thị Vinh, Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển II, NXB Đại học Sư phạm, tr.192-195)
a) Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Lào, Campuchia là những quốc gia tiến hành quá trình công nghiệp hóa sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
b) Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bắt tay vào quá trình tái thiết và phát triển đất nước trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thách thức.
c) Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
d) Do điều kiện lịch sử cụ thể và xuất phát điểm kinh tế khác nhau, nên thời gian tiến hành và mức độ thành công của công cuộc tái thiết, phát triển đất nước ở từng nước Đông Nam Á cũng có sự khác nhau.
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. “Sau khi giành được độc lập dân tộc về chính trị, các nước Đông Nam Á phải đối mặt với rất nhiều khó khăn to lớn về kinh tế, xã hội do những hậu quả của chế độ thống trị thực dân hàng trăm năm để lại. (….) Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á đã tìm cách lựa chọn cho mình con đường phát triển đi lên. (…) Trong số các nước Đông Nam Á, nhóm các nước thành viên sáng lập ASEAN bao gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo, đã tiến hành công nghiệp hóa sớm hơn so với các nước còn lại và đạt được những thành tựu to lớn.
(…) So với các nước thành viên sáng lập ASEAN, các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma,… bắt tay vào công cuộc công nghiệp hóa muộn hơn, với xuất phát điểm thấp hơn về trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, nghèo nàn hơn về vốn đầu tư và hạn chế về trình độ tổ chức quản lí. Quá trình công nghiệp hóa của những nước thuộc nhóm này được bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX (…) và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù khoảng cách phát triển giữa các nước Đông Nam Á còn có sự chênh lệch rất lớn, nhưng điều không thể phủ nhận được là từ sau khi giành được độc lập, Đông Nam Á đã hoàn toàn thay đổi, khởi sắc và trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay”.
(Trần Thị Vinh, Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển II, NXB Đại học Sư phạm, tr.192-195)
a) Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Lào, Campuchia là những quốc gia tiến hành quá trình công nghiệp hóa sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
b) Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bắt tay vào quá trình tái thiết và phát triển đất nước trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thách thức.
c) Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
d) Do điều kiện lịch sử cụ thể và xuất phát điểm kinh tế khác nhau, nên thời gian tiến hành và mức độ thành công của công cuộc tái thiết, phát triển đất nước ở từng nước Đông Nam Á cũng có sự khác nhau.
Quảng cáo
Trả lời:
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Lào, Campuchia là những quốc gia tiến hành quá trình công nghiệp hóa |
=> Sai. Tại khu vực Đông Nam Á, quá trình công nghiệp hóa diễn ra trước hết ở nhóm các nước thành viên sáng lập ASEAN bao gồm: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. |
b) Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bắt tay vào quá trình tái thiết và phát triển đất nước trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thách thức. |
=> Đúng. Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bắt tay vào quá trình tái thiết và phát triển đất nước trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thách thức. Ví dụ như: Hậu quả của chế độ thống trị thực dân hàng trăm năm để lại nặng nề; các cường quốc (Mĩ, Liên Xô,…) tìm cách ra tăng ảnh hưởng tại khu vực,… |
c) Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. |
=> Đúng. Đoạn tư liệu đã cho thấy: Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. (Chi tiết: … từ sau khi giành được độc lập, Đông Nam Á đã hoàn toàn thay đổi, khởi sắc và trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay) |
d) Do điều kiện lịch sử cụ thể và xuất phát điểm kinh tế khác nhau, nên thời gian tiến hành và mức độ thành công của công cuộc tái thiết, phát triển đất nước ở từng nước Đông Nam Á cũng có sự khác nhau. |
=> Đúng. + Nhóm các nước sang lập ASEAN đã tiến hành công nghiệp hóa sớm hơn so với các nước còn lại và đạt được những thành tựu to lớn. + Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma,… bắt tay vào công cuộc công nghiệp hóa muộn hơn, với xuất phát điểm thấp hơn về trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, nghèo nàn hơn về vốn đầu tư và hạn chế về trình độ tổ chức quản lí. + Khoảng cách phát triển giữa các nước Đông Nam Á còn có sự chênh lệch rất lớn. |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Lịch Sử (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- 500 Bài tập tổng ôn Lịch sử (Form 2025) ( 38.500₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra một số thay đổi tích cực ở khu vực Đông Nam Á. |
=> Đúng. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, như: Gắn kết khu vực với thị trường thế giới; Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng; Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục, hệ thống luật pháp, hành chính,… |
b) Thực dân phương Tây đến Đông Nam Á là để thực hiện sứ mệnh |
=> Sai. “Khai hóa văn minh” được hiểu là đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém. Tuy nhiên, mục đích thực sự của thực dân phương Tây khi tới xâm lược và cai trị ở Đông Nam Á là: vơ vét, bóc lột thuộc địa. |
c) Chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền… gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á. |
=> Đúng. + "Chia để trị" là một chính sách thâm độc của chủ nghĩa thực dân, dùng nhiều biện pháp chia rẽ đa dạng để cắt đứt các mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện, làm giảm dần và đi đến xoá bỏ tối đa khả năng độc lập, thống nhất của thuộc địa, nhằm hướng tới phục vụ cho sự nghiệp cai trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân. - Để đạt tới hiệu quả "chia để trị" một cách tối đa, các nước thực dân thường thực hiện "chia để trị" theo cả hai hình thức: trong nội bộ thuộc địa và giữa thuộc địa với thế giới (cụ thể là giữa các thuộc địa với nhau, giữa thuộc địa với chính quốc và giữa thuộc địa với các nước khác,…). => Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây thường xuyên thực hiện chính sách “chia để trị”, khiến khối đoàn kết và sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á bị suy yếu; đồng thời dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền… gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á. |
d) Việc thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á. |
=> Đúng. Việc thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á. Ví dụ: trình độ dân trí thấp; tệ nạn xã hội phổ biến,… |
Lời giải
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.