Câu hỏi:
05/07/2025 18
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. "Trải qua hơn 40 năm, "Trật tự hai cực Ianta" đã từng bước bị xói mòn; thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một "đột phá" đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc,[ ... ]; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á Phi Mĩ latinh mà theo "khuôn khổ Ianta" thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mỹ (trước đây Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) vv ...
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, t417)
a) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
b) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
c) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh.
d) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.
Đọc tư liệu sau:
Tư liệu. "Trải qua hơn 40 năm, "Trật tự hai cực Ianta" đã từng bước bị xói mòn; thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một "đột phá" đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc,[ ... ]; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á Phi Mĩ latinh mà theo "khuôn khổ Ianta" thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mỹ (trước đây Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) vv ...
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, t417)
a) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
b) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
c) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh.
d) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Quảng cáo
Trả lời:
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Đúng |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập. |
=> Đúng. Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa còn Mỹ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa. |
b) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. |
=> Đúng. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. + Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó, sau khi giành được độc lập, nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước. => Phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô bị thu hẹp. + Nhật Bản, Tây Âu trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. |
c) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự |
=> Sai. Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc (1949) thể hiện sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện có tính “đột phá” làm xói mòn trật tự hai cực Ianta |
d) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. |
=> Đúng. Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị là một trong những yếu tố khiến cho vai trò của 2 cực Liên Xô - Mỹ bị suy giảm, từ đó góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay môn Lịch Sử (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Lịch Sử (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Sai |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Mỹ đã khống chế và chi phối các nước đồng minh, đứng đầu các nước tư bản chủ nghĩa. |
=> Đúng. Trong thời kì tồn tại của trật tự hai cực Ianta, Mỹ đã khống chế và chi phối các nước đồng minh, đứng đầu các nước tư bản chủ nghĩa (chi tiết trong đoạn tư liệu: Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới….) |
b) Liên Xô đã thiết lập được hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ an toàn |
=> Sai. Theo thông tin đoạn tư liệu cung cấp: Liên Xô đã thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô. |
c) Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô đều đạt được những mục tiêu cơ bản của mình. |
=> Đúng. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô đều đạt được những mục tiêu cơ bản của mình. + Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu: bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây; mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô. + Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới. |
d) Những quyết định của hội nghị Ianta |
=> Sai. Những quyết định của Hội nghị Ianta vừa đem lại những tác động tích cực vừa đặt ra thách thức, khó khăn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ví dụ: + Thuận lợi: Các nước tham dự Hội nghị Ianta đã thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. => Thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc sớm hơn => góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước đang bị phát xít chiếm đóng. + Khó khăn: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là: các khu vực Đông Nam Á; Nam Á; Tây Á… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây => tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy cho các nước phương Tây sớm quay lại xâm lược thuộc địa ở châu Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. |
Lời giải
B. thế giới chia thành hai cực, hai phe đối lập nhau.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.