Câu hỏi:

06/07/2025 7 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương,…

Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,…giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối; sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu,…

Bên cạnh đó, những thách thức từ bên ngoài cũng tác động đến Cộng đồng ASEAN như: cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,… Để vượt qua những thách thức, các nước ASEAN đã và đang đẩy nhanh quá trình triển khai các kế hoạch đã đề ra vì lợi ích chung, lâu dài của cả cộng đồng.

a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.

b) Thách thức của Cộng đồng ASEAN xuất phát từ những yếu tố ở cả bên trong và bên ngoài.

c) Mọi thách thức của Cộng đồng ASEAN đều xoay quanh hai lĩnh vực là kinh tế và chính trị.

d) Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông là thách thức lớn chỉ xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức ASEAN.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Sai

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.

=> Sai. a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thách thức của Cộng đồng ASEAN.

b) Thách thức của Cộng đồng ASEAN xuất phát từ những yếu tố ở cả bên trong và bên ngoài.

=> Đúng. Thách thức của Cộng đồng ASEAN xuất phát từ những yếu tố ở cả bên trong và bên ngoài. Ví dụ:

- Thách thức trong nội khối:

+ Sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương...

+ Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,; cạnh tranh giữa các nước trong nội khối,…

+ Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

+ Sự tồn tại nhiều cấp độ dân chủ và sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc sẽ ít nhiều cản trở liên kết văn hóa - xã hội trong ASEAN;

+ Quá trình di chuyển lao động sẽ tạo ra sự thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động, việc làm, dẫn đến những chi phí xã hội và chi phí kinh tế cao cho các quốc gia.

- Thách thức từ bên ngoài:

+ Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực;

+ Thay đổi cấu trúc địa - chính trị vùng châu Á - Thái Bình Dương (nói riêng) và toàn cầu (nói chung).

+ Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế;

+ Vấn đề an ninh phi truyền thống, như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,...

c) Mọi thách thức của Cộng đồng ASEAN đều xoay quanh hai lĩnh vực là kinh tế và chính trị.

=> Sai. Bên cạnh lĩnh vực kinh tế và chính trị, Cộng đồng ASEAN cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trên các lĩnh vực khác. Ví dụ như, lĩnh vực văn hóa – xã hội:

+ Sự tồn tại nhiều cấp độ dân chủ và sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc sẽ ít nhiều cản trở liên kết văn hóa - xã hội trong ASEAN;

+ Quá trình di chuyển lao động sẽ tạo ra sự thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động, việc làm, dẫn đến những chi phí xã hội và chi phí kinh tế cao cho các quốc gia.

d) Diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông là thách thức lớn chỉ xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức ASEAN.

=> Sai. Diễn biến phức tạp của tính hình Biển Đông không chỉ xuất phát từ những yếu tố đến từ phía các nước Đông Nam Á; mà còn đến từ những nhân tố bên ngoài, ví dụ như: sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc,…); sự thay đổi cấu trúc địa – chính trị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

B. Hợp tác về chuyển đổi số.

Câu 2

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một thập kỉ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lí cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).

Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội.

Trong giai đoạn 2009-2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2.

Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo đã nhóm họp tại Malaixia, kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đề cập đến trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

b) Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) là văn bản đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch với các hoạt động cụ thể để tiến tới xây dựng thành lập Cộng đồng ASEAN.

c) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN (2015) đã đánh dấu bước phát triển mới của sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á (hợp tác toàn diện, theo chiều sâu và gắn bó chặt chẽ).

d) Cộng đồng ASEAN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, từ đề xuất ý tưởng, chuẩn bị cơ sở pháp lý đến lộ trình triển khai.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Sai

Đúng

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đề cập đến trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

=> Sai. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bổ Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

b) Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) là văn bản đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch với các hoạt động cụ thể để tiến tới xây dựng thành lập Cộng đồng ASEAN.

=> Sai.

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bổ Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực chung, cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.

c) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN (2015) đã đánh dấu bước phát triển mới của sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á (hợp tác toàn diện, theo chiều sâu và gắn bó chặt chẽ).

=> Đúng. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN (2015) đã đánh dấu bước phát triển mới của sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á vì: ASEAN 10 thể hiện sự phát triển về tổ chức, thiết chế còn Cộng đồng ASEAN thúc đẩy hợp tác khu vực toàn diện theo chiều sâu và gần bó chặt chẽ.

d) Cộng đồng ASEAN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, từ đề xuất ý tưởng, chuẩn bị cơ sở pháp lý đến lộ trình triển khai.

=> Đúng.

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bổ Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được chính thức khẳng định nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN. Cũng trong năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Ma-lai-xi-a đã thông qua văn kiện mang tên Tầm nhìn ASEAN 2020.

- Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một thập kỉ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lí cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).

- Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu.  Cộng đồng ASEAN ra đời là bước chuyển mới về chất của một ASEAN gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển thịnh vượng chung với sự liên kết chặt chẽ trên cả ba trụ cột về Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội, thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là dấu ấn lịch sử, ghi nhận một chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN; đồng thời, chuẩn bị nền tảng, định hướng và khuôn khổ cho ASEAN vững tin bước vào giai đoạn mới-giai đoạn củng cố vững mạnh. Cộng đồng hướng tới các mục tiêu liên kết cao hơn với những lợi ích cụ thể, thiết thực cho cả khu vực và từng nước thành viên mà bao trùm là giữ được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển và thịnh vượng.

a) Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa trên ba trụ cột là: Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.

b) Sự thành lập Cộng đồng ASEAN đánh dấu vai trò và vị thế của ASEAN bước đầu được khẳng định trong khu vực và trên thế giới.

c) Bản chất của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là đưa ASEAN trở thành một tổ chức có mức độ liên kết cao hơn nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.

d) Sự thành lập Cộng đồng ASEAN là kết quả tất yếu của quá trình liên kết ASEAN trong một thời gian dài, phát triển từ thấp đến cao.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP