Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Giai đoạn
Sự kiện
1967-1976
- Tập trung phát triển cơ cấu tổ chức, hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, chú trọng hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức.
- Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập.
1976-1999
- Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN I (Tuyên bố Bali), kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
- Mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10.
1999-2005
- ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á.
- Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
2015-nay
- Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối.
- ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài.
a) Bảng thông tin trên phản ánh hành trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
b) Việc ASEAN đóng vai trò trung tâm trong tiến trình liên kết khu vực Đông Nam Á là kết quả trực tiếp từ việc ký Tuyên bố Băng Cốc năm 1967.
c) Việc ký kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á đã mở đường cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN.
d) Sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, tổ chức này đã giảm cường độ hợp tác nội khối để tập trung nhiều hơn vào quan hệ với các đối tác bên ngoài.
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Giai đoạn |
Sự kiện |
1967-1976 |
- Tập trung phát triển cơ cấu tổ chức, hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, chú trọng hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức. - Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập. |
1976-1999 |
- Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN I (Tuyên bố Bali), kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. - Mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10. |
1999-2005 |
- ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á. - Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. |
2015-nay |
- Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối. - ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài. |
a) Bảng thông tin trên phản ánh hành trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
b) Việc ASEAN đóng vai trò trung tâm trong tiến trình liên kết khu vực Đông Nam Á là kết quả trực tiếp từ việc ký Tuyên bố Băng Cốc năm 1967.
c) Việc ký kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á đã mở đường cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN.
d) Sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, tổ chức này đã giảm cường độ hợp tác nội khối để tập trung nhiều hơn vào quan hệ với các đối tác bên ngoài.
Quảng cáo
Trả lời:
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Sai |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Bảng thông tin trên phản ánh hành trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay. |
=> Đúng. Bảng thông tin trên phản ánh hành trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập (1967) đến nay. |
b) Việc ASEAN đóng vai trò trung tâm trong tiến trình liên kết khu vực Đông Nam Á là |
=> Sai. Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 là văn kiện thành lập ASEAN, đặt nền móng cho hợp tác khu vực, chứ chưa khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong liên kết Đông Nam Á. Việc ASEAN trở thành trung tâm liên kết khu vực là kết quả của quá trình phát triển, mở rộng và nâng cao vai trò, đặc biệt sau khi tổ chức này mở rộng thành viên đủ 10 nước Đông Nam Á (năm 1999) và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN 2015. Do đó, việc ASEAN đóng vai trò trung tâm là kết quả lâu dài của tiến trình liên kết, không phải kết quả trực tiếp từ Tuyên bố Băng Cốc. |
c) Việc ký kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á đã mở đường cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN. |
=> Đúng. Việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 1976 đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia như: tôn trọng độc lập, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình… Những nguyên tắc này tạo môi trường ổn định, tin cậy, là nền tảng pháp lý và chính trị quan trọng để thu hút các nước trong khu vực gia nhập ASEAN, từ đó mở đường cho quá trình mở rộng thành viên, tiến tới hình thành ASEAN-10 vào năm 1999. |
d) Sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, tổ chức này đã |
=> Sai. Sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập vào năm 2015, tổ chức này không giảm cường độ hợp tác nội khối, mà ngược lại, tăng cường hơn nữa sự liên kết trong khu vực trên cả ba trụ cột: Chính trị – An ninh, Kinh tế, và Văn hóa – Xã hội. |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Lịch Sử (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- 500 Bài tập tổng ôn Lịch sử (Form 2025) ( 38.500₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Sai |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Đoạn tư liệu cho rằng phương thức đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu đã |
=> Sai. Phương thức đối đầu chính trị - quân sự khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất (Chú ý chi tiết trong đoạn tư liệu: phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất.) |
b) Hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế - chính trị là con đường mang lại hiệu quả cao hơn cho sự phát triển của các quốc gia. |
=> Đúng. Tư liệu đã cung cấp thông tin cho thấy: Hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế - chính trị là con đường mang lại hiệu quả cao hơn cho sự phát triển của các quốc gia. (Chú ý đến các chi tiết: phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại … phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ) |
c) Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bài học từ Chiến tranh lạnh cho thấy quốc gia nào |
=> Sai. Bài học từ Chiến tranh lạnh cho thấy chạy đua quân sự quá mức dẫn đến suy giảm vị thế, như trường hợp Mỹ, Liên Xô. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vị thế quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổng hợp: kinh tế, khoa học – công nghệ, ngoại giao, văn hóa..., chứ không chỉ dựa vào quân sự. |
d) Thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của một quốc gia. |
=> Đúng. Kinh tế vững mạnh tạo nền tảng cho các lĩnh vực phát triển, còn khoa học – kỹ thuật thúc đẩy năng suất, đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh,… Cả hai yếu tố này góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, vị thế và sự hưng thịnh lâu dài của một quốc gia. |
Lời giải
Nhận định a) |
Nhận định b) |
Nhận định c) |
Nhận định d) |
Sai |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Lời giải:
Nhận định |
Giải thích |
a) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đánh dấu sự |
=> Sai. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố vào đêm 19/12/1946, đánh dấu thời điểm bắt đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. |
b) Đoạn tư liệu cho thấy việc nhân nhượng không đem lại kết quả hòa bình vì thực dân Pháp quyết tâm tái chiếm Việt Nam. |
=> Đúng. Đoạn tư liệu cho thấy việc nhân nhượng không đem lại kết quả hòa bình vì thực dân Pháp quyết tâm tái chiếm Việt Nam. (Chú ý đến các chi tiết: Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa) |
c) Đoạn tư liệu phản ánh tư tưởng bạo lực cách mạng là |
=> Sai. Đoạn tư liệu cho thấy: bạo lực cách mạng không phải là con đường duy nhất. Việt Nam luôn ưu tiên giải pháp hòa bình, bạo lực cách mạng chỉ được sử dụng khi không còn lựa chọn nào khác để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. (Chú ý đến các chi tiết: Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa) |
d) Lời kêu gọi thể hiện rõ quyết tâm không khoan nhượng với kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam. |
=> Đúng. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện rõ quyết tâm không khoan nhượng với kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam. (Chú ý đến các chi tiết: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước; nhất định không chịu làm nô lệ" |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.