Câu hỏi:

06/07/2025 16 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Nét nổi bật của Việt Nam là từ một nước trì trệ, nghèo nàn và tăng trưởng thấp, tích lũy phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến năm 2000, đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, từng bước xác lập được vai trò và vị thế của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế”.

(Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội , tr.421)

a) Nhờ tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển và có đóng góp lớn trong khu vực Đông Nam Á.

b) Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

c) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, loại bỏ sự can thiệp, điều tiết của nhà nước.

d) Việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi về định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Sai

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Nhờ tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển và có đóng góp lớn trong khu vực Đông Nam Á.

=> Sai. Tính đến năm 2025, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển.

b) Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

=> Đúng. Đoạn tư liệu đã cung cấp thông tin cho thấy: Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. (Chú ý đến các chi tiết: Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam …đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.)

c) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, loại bỏ sự can thiệp, điều tiết của nhà nước.

=> Sai. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lí và điều tiết của nhà nước.

d) Việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi về định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.

=> Sai. Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu.  Trật tự thế giới mới này [đa cực] được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,…; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424).

a) Tư liệu cung cấp đầy đủ thông tin về những nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.

b) Cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp của các cường quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực.

c) Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.

d) Mỹ, Nga, Trung Quốc là những cường quốc giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực Ianta và trật tự đa cực.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Đúng

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Tư liệu cung cấp đầy đủ thông tin về những nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.

=> Sai. Ngoài những nhân tố mà đoạn tư liệu cung cấp, còn có những nhân tố khác tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực, như: sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới; sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ,…

b) Cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp của các cường quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực.

=> Đúng. Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc như: Mỹ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức ... trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực. (Chi tiết trong đoạn tư liệu: Mỹ đang suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. Các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, ..)

c) Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.

=> Đúng. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại làm thay đổi sâu sắc nền tảng sức mạnh quốc gia, giúp nhiều nước (Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc…) vươn lên mạnh mẽ, làm suy yếu vai trò chi phối tuyệt đối của Mỹ và Liên Xô, dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. Đồng thời, cuộc cách mạng này tạo điều kiện cho nhiều trung tâm kinh tế - chính trị mới hình thành và phát triển, từ đó thúc đẩy sự ra đời của trật tự thế giới đa cực, với sự tham gia và ảnh hưởng của nhiều trung tâm quyền lực.

d) Mỹ, Nga, Trung Quốc là những cường quốc giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực Ianta và trật tự đa cực.

=> Sai. Trong trật tự hai cực Ianta, hai siêu cường giữ vai trò chi phối trong quan hệ quốc tế là: Mỹ và Liên Xô.

Câu 2

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương, trong đó các quốc gia có biển đều quan tâm đến biển và coi trọng xây dựng chính sách, chiến lược biển. Thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước đã xây dựng và thực thi chiến lược kinh tế biển nhằm khai thác và quản lý các nguồn lực từ biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có các vùng biển của Việt Nam, có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị hết sức quan trọng trong thế trận kinh tế và bàn cờ chính trị của nhiều cường quốc trên thế giới và các quốc gia khu vực”.

(Hoàng Duy, Hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển - động lực cho phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung, 2022, Tạp chí Cộng sản)

a) Chỉ có các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông mới chú trọng xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển và bảo vệ biển.

b) Biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

c) Đầu thế kỉ XX, nhiều cuộc chiến tranh giữa các cường quốc đã diễn ra nhằm tranh giành ảnh hưởng và các nguồn lợi từ Biển Đông.

d) An ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Chỉ có các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông mới chú trọng xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển và bảo vệ biển.

=> Sai. Không chỉ các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông, mà nhiều nước khác, ví dụ: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước EU... cũng rất quan tâm và xây dựng chính sách liên quan, vì Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, ảnh hưởng lớn đến an ninh, tự do hàng hải và lợi ích kinh tế toàn cầu.

b) Biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

=> Đúng. Trong lịch sử: Biển Đông là không gian sinh tồn, gắn liền với hoạt động khai thác, giao thương, bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam từ rất sớm. Hiện tại: Biển Đông có vị trí chiến lược về kinh tế (ngư trường, dầu khí, giao thông hàng hải) và quốc phòng — an ninh, góp phần phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền. Trong tương lai: Biển Đông tiếp tục là cửa ngõ hội nhập quốc tế, động lực phát triển bền vững, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

c) Đầu thế kỉ XX, nhiều cuộc chiến tranh giữa các cường quốc đã diễn ra nhằm tranh giành ảnh hưởng và các nguồn lợi từ Biển Đông.

=> Sai. Vào đầu thế kỉ XX, không diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc,…) nhằm tranh giành ảnh hưởng và các nguồn lợi từ Biển Đông.

d) An ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

=> Đúng. Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Mọi bất ổn, xung đột ở Biển Đông sẽ đe dọa an ninh, ổn định chính trị, làm gián đoạn thương mại, ảnh hưởng đến sự phát triển và thịnh vượng kinh tế của châu Á — Thái Bình Dương, đặc biệt các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP