Câu hỏi:

06/07/2025 12 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác, giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1-1959, Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) bao gồm Malaixia và Philippin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á (ASA) gồm Malaixia, Philippin và Thái Lan được thành lập. Tháng 8-1963, một tổ chức gồm Malaixia, Philippin, Inđônêxia (MAPHILINDO) được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358)

a) Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sớm có ý tưởng về việc thành lập một tổ chức liên kết khu vực.

b) Yếu tố quyết định để thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các nước phải có sự tương đồng về thể chế chính trị.

c) Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu là do có sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, sắc tộc giữa các nước thành viên.

d) Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, yêu cầu hợp tác để cùng phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á là yêu cầu tất yếu.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Sai

Sai

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sớm có ý tưởng về việc thành lập một tổ chức liên kết khu vực.

=> Sai. Xu thế Toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX.

c) Yếu tố quyết định để thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các nước phải có sự tương đồng về thể chế chính trị.

=> Sai. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có sự đa dạng về thể chế chính trị giữa các nước thành viên. Ví dụ: Việt Nam và Lào theo chế độ xã hội chủ nghĩa; ở Thái Lan là thể chế quân chủ lập hiến (đi theo con đường tư bản chủ nghĩa),…

b) Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu là do có sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, sắc tộc giữa các nước thành viên.

=> Sai. Thông tin trong đoạn tư liệu cho thấy: Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu là do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

d) Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, yêu cầu hợp tác để cùng phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á là yêu cầu tất yếu.

=> Đúng. Ở thời điểm những năm 60 của thế kỉ XX, tại khu vực Đông Nam Á đang diễn ra nhiều biến động lớn, như:

+ tác động từ Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe khiến Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nóng xung đột ý thức hệ và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn (Mĩ, Liên Xô…)

+ Một số quốc gia trong khu vực vừa giành được độc lập, đang đối mặt với bất ổn chính trị, nghèo đói và thiếu ổn định kinh tế.

+ Giữa một số quốc gia Đông Nam Á còn tồn tại những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng…

=> Trong bối cảnh đó, yêu cầu hợp tác để cùng phát triển, bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực trở thành tất yếu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Rigân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goócbachốp đã giúp giảm dẫn tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý huỷ bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goócbachốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập. Ngày 12-3-1999, Hunggari, Ba Lan và Cộng hoà Séc gia nhập khối NATO”.

(King Fisher, Bách khoa thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437)

a) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trật tự hai cực Ianta đã bắt đầu xói mòn và từng bước đi đến sự đổ.

b) Trật tự hai cực Ianta sụp đổ gắn liền với sự kiện Liên Xô tan rã (1991).

c) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.

d) Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ, nhưng nhiều di chứng của nó vẫn còn và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trật tự hai cực Ianta đã bắt đầu xói mòn và từng bước đi đến sự đổ.

=> Sai. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) là sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.

b) Trật tự hai cực Ianta sụp đổ gắn liền với sự kiện Liên Xô tan rã (1991).

=> Đúng. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ gắn liền với sự kiện Liên Xô tan rã (1991).

c) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.

=> Đúng. Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991 vẫn là quyết định.

d) Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ, nhưng nhiều “di chứng” của nó vẫn còn và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới.

=> Đúng. Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và trật tự hai cực Ianta sụp đổ, nhưng nhiều mâu thuẫn, chia rẽ và xung đột do hậu quả của sự đối đầu giữa hai cực, hai phe trước đây vẫn tiếp diễn, như: vấn đề Triều Tiên, căng thẳng Nga - phương Tây, chia rẽ ở Trung Đông... Những “di chứng” này cho thấy ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh vẫn còn dai dẳng trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Câu 2

Lời giải

C. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP