Câu hỏi:

06/07/2025 13 Lưu

Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào về văn hoá - xã hội?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

A. Tỷ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

(Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 được thông qua tại Đại hội XI)

a) Đoạn tư liệu phản ánh thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

b) Những đặc trưng của CNXH được nêu ra phù hợp với thực tiễn với tất cả các nước XHCN trong điều kiện hiện nay.

c) Hướng đến con người, coi sự phát triển con người là mục tiêu cao nhất của mô hình CNXH ở Việt Nam.

d) Sau gần 40 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Lời giải

Nhận định

Giải thích

a) Đoạn tư liệu phản ánh thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

=> Đúng. Đoạn tư liệu trên phản ánh thành quả đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội của Đảng, ví dụ: mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Nhấn mạnh vai trò con người, văn hóa, dân chủ, đoàn kết dân tộc; Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Thể hiện tinh thần vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn Việt Nam.

b) Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu ra phù hợp với thực tiễn ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay.

=> Sai. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu ra phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; không hoàn toàn phù hợp với tất cả các nước XHCN, vì mỗi nước có điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển khác nhau nên sẽ có những cách cụ thể hóa mô hình CNXH riêng.

c) Hướng đến con người, coi sự phát triển con người là mục tiêu cao nhất của mô hình CNXH ở Việt Nam.

=> Đúng. Mô hình CNXH ở Việt Nam lấy con người làm trung tâm, coi phát triển con người toàn diện, vì hạnh phúc và tự do của con người là mục tiêu cao nhất. → Đây cũng là giá trị cốt lõi, thể hiện tính nhân văn và ưu việt của con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn.

d) Sau gần 40 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

=> Sai. Sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN, nhưng chưa xây dựng thành công CNXH. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ phía trước.

Câu 2

Lời giải

A. Kinh tế nhà nước.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Nét nổi bật của Việt Nam là từ một nước trì trệ, nghèo nàn và tăng trưởng thấp, tích lũy phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến năm 2000, đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, từng bước xác lập được vai trò và vị thế của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế”.

(Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội , tr.421)

a) Nhờ tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển và có đóng góp lớn trong khu vực Đông Nam Á.

b) Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

c) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, loại bỏ sự can thiệp, điều tiết của nhà nước.

d) Việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi về định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, [... ] đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện [... ]. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.209-210)

a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến một số thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới, giai đoạn 2011 - 2020.

b) Trong quá trình hội nhập, Việt Nam từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao ở châu Á.

c) Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.

d) Giai đoạn 2011 - 2020, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ. Tính trung bình trong giai đoạn 2010 - 2021, bình quân mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp được thành lập. Đặc biệt, giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm có hơn 130 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới. Tương ứng với đó, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 500 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm số vốn đăng ký mới đạt trên 150 nghìn tỷ đồng. Đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển một số khu vực có quy mô lớn, đang từng bước kinh doanh đa ngành và trở thành những doanh nghiệp lớn, quan trọng trong nền kinh tế”.

(Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra kinh tế năm 2021 - Kết quả sơ bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2022, tr.72)

a) Số lượng doanh nghiệp lớn mạnh thể hiện tinh thần kinh doanh, đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng mạnh mẽ.

b) Sự phát triển trong tư duy lý luận của Đảng về kinh tế tư nhân đã tạo điều kiện để thành phần kinh tế này đóng góp lớn vào phát triển kinh tế.

c) Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

d) Thành tựu nổi bật của các doanh nghiệp và doanh nhân đã khẳng định kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo và là động lực của nền kinh tế.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP