Câu hỏi:

21/07/2025 14 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, phát huy tác dụng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trong thế giới thứ ba, cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình".

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 29-9-1975, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.401)

a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4-1975).

b) Điều kiện quốc tế thuận lợi” được nhắc đến trong tư liệu phản ánh về xu thế đối thoại và hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.

c) Trong giai đoạn 1975-1985, Việt Nam đã tích cực củng cố quốc phòng an ninh không để diễn ra chiến tranh trên lãnh thổ đất nước.

d) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 đã góp phần bảo vệ nền hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định

Giải thích

a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4-1975).

=> Đúng. Đoạn tư liệu trên được trích dẫn từ Nghị quyết lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 29-9-1975, đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4-1975). Cụ thể: Tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia; Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em; Xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước trong thế giới thứ ba…

b) Điều kiện quốc tế thuận lợi” được nhắc đến trong tư liệu phản ánh về xu thế đối thoại và hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.

=> Sai. Thời điểm tư liệu được ban hành là tháng 7/1975, lúc này, trong quan hệ quốc tế đang diễn ra xu thế hòa hoãn Đông – Tây. Trong khi đó, Mỹ và Liên Xô tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh vào 1989.

c) Trong giai đoạn 1975-1985, Việt Nam đã tích cực củng cố quốc phòng an ninh không để diễn ra chiến tranh trên lãnh thổ đất nước.

=> Sai. Trong giai đoạn 1975-1985, nhân dân Việt Nam thực hiện các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1975 – 1979); chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989),…

d) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 đã góp phần bảo vệ nền hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

=> Đúng. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 đã góp phần bảo vệ nền hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Ví dụ:

- Từ năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự xâm lấn biên giới Tây Nam của quân Pôn Pốt và giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh bại chế độ diệt chủng. Từ năm 1979, Việt Nam ra sức giúp nhân dân Campuchia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đời sống kinh tế xã hội mới.

- Đối với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á: Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển. Từ năm 1980, Việt Nam thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Cho bảng niên biểu về một số sự kiện tiêu biểu về quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn trên thế giới đầu thế kỉ XXI

Thời gian

Nội dung

Năm 2008

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Năm 2012

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Năm 2016

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ.

Năm 2022

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc.

Năm 2023

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.

Năm 2023

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản.

Năm 2024

Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Pháp.

a) Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước thành viên của nhóm G7.

b) Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

c) Thông qua việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã hóa giải được cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

d) Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại là sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.

Lời giải

Nhận định

Giải thích

a) Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước thành viên của nhóm G7.

=> Sai. Các nước thành viên G7 bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. => Tính đến năm 2024, Việt Nam chưa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước thuộc nhóm G7.

b) Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

=> Đúng. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện (vào năm 2008).

c) Thông qua việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã hóa giải được cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

=> Sai. Việt Nam chưa thể “hóa giải” được cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, vì đây là mâu thuẫn chiến lược sâu sắc, mang tính toàn cầu, không thể giải quyết chỉ bằng quan hệ song phương.

d) Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại là sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.

=> Đúng. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại là sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Ví dụ: theo thông tin mà đề bài cung cấp, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc (quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa); Việt Nam cũng xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc (những quốc gia đi theo con đường tư bản chủ nghĩa).

Câu 2

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết.”

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2001, tr.161-162)

a) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, gắn liền với sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước.

b) Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam không phụ thuộc vào một quốc gia nào.

c) Một trong những điểm xuyên suốt của đường lối đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay là vì quyền lợi dân tộc nên không thể nhân nhượng.

d) Đối ngoại là một kênh để tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn.

Lời giải

Nhận định

Giải thích

a) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, gắn liền với sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước.

=> Sai. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Việt Nam luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; không thay đổi mục tiêu chiến lược.

b) Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam không phụ thuộc vào một quốc gia nào.

=> Đúng. Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam không phụ thuộc vào một quốc gia nào. (Chú ý đến các chi tiết trong tư liệu: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,…).

c) Một trong những điểm xuyên suốt của đường lối đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay là vì quyền lợi dân tộc nên không thể nhân nhượng.

=> Sai. Để phục vụ cho quyền lợi tối cao của dân tộc, có một số thời điểm Việt Nam thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo (cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược), ví dụ:

- Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến trước 6/3/1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế và chính trị;

- Từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi (thể hiện thông qua việc kí kết: Hiệp định Sơ bộ, Tạm ước,…)

d) Đối ngoại là một kênh để tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn.

=> Đúng.

- Đối ngoại giúp Việt Nam mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thế giới.

- Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm cũng là nội dung chỉ đạo nhận thức và hoạt động đối ngoại của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra các tư tưởng về tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế: kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chủ động tiến công, tạo thời cơ và nắm đúng thời cơ để thực hiện mục tiêu cách mạng... cũng là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2001, tr.161-162)

a) Đoạn tư liệu thể hiện tư duy và tầm nhìn mới của Đảng trong việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng quốc tế.

b) Chủ trương đối ngoại của Việt Nam được xây dựng nhất quán với đường lối chung của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc,…).

c) Nhân tố chủ quan hội tụ cùng nhân tố khách quan sẽ tạo thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.

d) Mặt trận ngoại giao đóng vai trò quan trọng, đi trước mở đường cho những đổi mới về kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Cụ thể hóa chủ trương lớn của Đại hội Đảng lần thứ VI, Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khóa VI) vào tháng 3/1989 xác định, cần chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang phục vụ kinh tế, kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế. Đây là định hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Với quan điểm đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai theo phương châm “mở cửa”, khai thác tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường bên ngoài; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại; đa dạng hóa thị trường trên cơ sở hợp tác toàn diện với Liên Xô, các nước XHCN khác; tăng cường hợp tác với các nước phát triển và đang phát triển, các tổ chức quốc tế; các công ty và tập đoàn nước ngoài cho sự phát triển đất nước”.

(Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội , tr.78 - 79)

a) Đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa để chống lại các nước tư bản chủ nghĩa là ưu tiên hàng đầu trong chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

b) Đối ngoại phải đổi mới trước tiên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và chính trị trong nước.

c) Kết hợp giữa các lĩnh vực đối ngoại - kinh tế - chính trị là chủ trương lâu dài của Đảng trong đối mới.

d) Đảng đề ra chủ trương mở rộng quan hệ với nhiều đối tác ngoài những đối tác truyền thống.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. "Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia là một quy luật phát triển của cách mạng ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại giữa hai bên, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.144-155)

a) Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương ra sức bảo vệ và phát triển quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết và hợp tác lâu dài với lào và Campuchia.

b) Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Trung Quốc luôn kiên trì chính sách hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

c) Trong những năm 1975 - 1985, với việc thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, Việt Nam đã duy trì và bảo vệ được mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng.

d) Từ khi thành lập cho đến nay, quan hệ giữa Tổ chức ASEAN với Việt Nam luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP