Câu hỏi:

12/03/2020 215

Một loài thực vật, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 2000 cây, trong đó có 180 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án A

- Cây thấp, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ = 180/2000 = 0,09. → kiểu gen abab = 0,25 – 0,09 = 0,16.

--> Cây P có kiểu gen dị hợp ABab→ F1 có 4 kiểu hình.

- Kiểu gen abab = 0,16 → giao tử ab = 0,4 → Tần số hoán vị = 1 – 2 × 0,4 = 0,2 = 20%. → B sai.

- Kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-) có tỉ lệ = 0,5 + 0,16 = 0,66.

→ Số cây thân cao, hoa đỏ = 0,66 × 2000 = 1320 cây. → A đúng.

- Cây P có kiểu gen ABab tiến hành lai phân tích thì sẽ cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ (ABab) chiếm tỉ lệ = tỉ lệ của giao tử AB = 0,4 = 40%. → C sai.

- Cây P (dị hợp 2 cặp gen) giao phấn với cây dị hợp 1 cặp gen thì đời con sẽ có kiểu hình thân cao, hoa trắng (A-B-) có tỉ lệ = 0,25 - abab = 0,25 - 0,1 × 0,5 = 0,2 = 20%. → D sai. Hoặc có tỉ lệ = 0,50 - abab= 0,50 - 0,1 × 0,5 = 0,45 = 45%.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi b là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin: Valin: 5’GUU3’; 5’GUX3’; 5’GUA3’; 5’GUG3’. Glutamic: 5’GAA3’; 5’GAG3’. Aspactic: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Trong các phân tích sau đây về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hoá chuỗi b gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm cho axit amin Glutamic được thay bằng Aspatic thì đó là đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T hoặc thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.

II. Nếu thay nuclêôtit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GUA3’; 5’GAX3’ mã hoá cho axit aspactic chứ không phải valin.

III. Nếu thay nuclêôtit thứ hai trong côđon mã hóa glutamic, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5’GUA3’ hoặc 5’GUG3’ đều mã hóa cho valin.

IV. Nếu thay nuclêôtit thứ hai của các côđon tương ứng với Aspatic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GAA3’; 5’GAG3’, mã hoá cho axit amin Glutamic.

Lời giải

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án A.

I đúng. Vì bộ ba quy định Glutamic là 5’GAA3’; 5’GAG3’; Bộ ba quy định Aspatic là 5’GAU3’; 5’GAX3’. Do đó, đột biến đã làm thay thế A hoặc G của mARN thành U hoặc X của mARN. → Ở trên mạch gốc của gen thì đó là thay thế T hoặc X bằng A hoặc G. → Đột biến thay thế cặp T-A hoặc cặp X-G bằng cặp A-T hoặc G-X.

II sai. Vì Glutamic do côđon 5’GAA3’; 5’GAG3’ quy định. Nên khi thay A hoặc G của nuclêôtit thứ ba thì không thể làm xuất hiện 5’GUA3’; 5’GAX3’.

III đúng. Vì khi thay nucleotit thứ hai là A bằng U thì 5’GAA3’; 5’GAG3’ sẽ trở thành 5’GUA3’; 5’GUG3’.

IV sai. Vì các côđon mã hóa Aspactic là: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Do đó, khi thay nucleotit thứ hai thì không thể làm xuất hiện bộ ba 5’GAA3’; 5’GAG3’ như đề ra đã mô tả.

Câu 2

Lời giải

Đáp án A

Theo NTBS ta có :

Trong quá trình dịch mã, các anticodon khớp bổ sung với các codon theo nguyên tắc :

A (tARN) khớp bổ sung với U (mARN)

U (tARN) khớp bổ sung với A (mARN)

G (tARN) khớp bổ sung với X (mARN)

X (tARN) khớp bổ sung với G (mARN)

→ anti côđon 3’UAX5’ khớp bổ sung với côđon 5’AUG3.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP