Câu hỏi:
12/03/2020 290Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.
II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.
III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giãn chung và đến tâm thất co.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn D
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
- I sai vì ở côn trùng thì hệ tuần hoàn không vận chuyển khí. Khí do hệ thống ống khí đưa đến tận các tế bào của cơ thể.
- II đúng vì côn trùng có hệ tuần hoàn hở cho nên áp lực di chuyển của máu là rất thấp.
- III đúng vì khi hở van nhĩ thất thì công suất của tim giảm. Cho nên theo cơ chế điều hòa hoạt động tim sẽ làm tăng nhịp tim để đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. Chính hiện tượng tăng nhịp tim sẽ làm suy tim.
- IV sai vì chu kì tim là: nhĩ co → thất co → giảm chung.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Câu 2:
Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa N14, chuyển sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp.
Cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng.
I. Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có chứa N15 là 2.
II. Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15 là 2.
III. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14 là 30.
IV. Nếu cho các phân tử ADN con tạo ra nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là 7/16.
Câu 3:
Khi cho tự thụ phấn bắt buộc cơ thể có kiểu gen AaBBcc số dòng thuần có thể thu được ở đời sau là
Câu 4:
Mức độ cấu trúc nào sau đây của nhiễm sắc thể có đường kình 300nm?
Câu 5:
Ở 1 loài thực vật, khi lai 2 dòng thuần chủng đều có hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thế hệ F2 xuất hiện tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận:
Câu 6:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba?
Câu 7:
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,2; a = 0,8; B = 0,6; b = 0,4. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%.
về câu hỏi!