Câu hỏi:
13/07/2024 5,263Từ hỗn hợp gồm CuCO3, MgCO3, Al2O3 và BaCO3 hãy điều chế từng kim loại riêng biệt với điều kiện không làm thay đổi khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu bài toán điều chế Cu, Mg, Al, Ba mà không làm thay đổi khối lượng kim loại của chúng
Các phương trình hóa học xảy ra là:
Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 4Al + 3O2↑
CuCO3 CuO + CO2↑
MgCO3 MgO + CO2↑
BaCO3 BaO + CO2↑
BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
BaCl2 Ba + Cl2
CuO + H2 Cu↓ + H2O
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCl2 Mg + Cl2
Chú ý:
Khi cô cạn HCl dễ bay hơi nên không còn mặt HCl trong dung dịch thu được
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối.
1. Tính khối lượng m.
2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung dịch chứa đồng thời hai axit: HNO3 ( đặc) và H2SO4 ( khi đun nóng) thu được 1,8816 lít hỗn hợp B gồm 2 khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp B so với H2 bằng 25,25. Xác định kim loại M biết rằng trong dung dịch tạo thành không chứa muối amoni.
Câu 2:
Nung nóng hỗn hợp gồm BaCO3, Cu, FeO ( trong điều kiện không có có không khí), sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B vào dung dịch KOH, thu được dung dịch C, biết rằng dung dịch C tác dụng được với dung dịch CaCl2 và NaOH. Cho A vào nước dư, thu được dung dịch D và chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B, dung dịch F và chất rắn G. Nếu cho A vào dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí H, dung dịch I và kết tủa K. Xác định các chất chứa trong A, B, C, D, E, F, G, H, I, K và viết các phương trình phản ứng.
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm oxit, hiđroxit và muối cacbonat của kim loại M ( có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một muối trung hòa duy nhất có nồng độ 39,41%. Xác định kim loại M.
Câu 4:
Hỗn hợp khí A gồm C2H6, C3H6 và C4H6 tỉ khối của A so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam A trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Hỏi khối lượng dung dịch B tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu?
Câu 5:
Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Cho biết từ A1 đến A6 là các chất hữu cơ khác nhau và mỗi mũi tên là một phản ứng.
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm oxit, hiđroxit và muối cacbonat của kim loại M ( có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch B chỉ chứa một muối trung hòa duy nhất có nồng độ 39,41%. Xác định kim loại M.
về câu hỏi!