Câu hỏi:

18/07/2025 7 Lưu

II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm)

Phân tích đặc điểm nhân vật người bố trong truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đặc điểm nhân vật.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật người bố trong truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ nội dung:

HS có thể tổ chức bài văn theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

* Giới thiệu nhân vật người bố trong truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần và ấn tượng chung về nhân vật.

* Tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề truyện:

- Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng núi đồi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận thư con gửi về, ông vô cùng hạnh phúc và trân trọng. Ngày con bước chân vào trường đại học thì người bố không còn nữa. Nhưng người con nghĩ rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình phía trước.

- Truyện ca ngợi tình yêu thương con sâu nặng của người bố nghèo và sự kính trọng, biết ơn của người con đối với bố của mình.

* Phân tích đặc điểm nhân vật người bố: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói, ngôn ngữ làm nổi bật chủ đề của truyện.

- Hoàn cảnh: Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học: “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì”. Cuộc đời người bố vất vả lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi. Người con học đại học là thực hiện mơ ước của ông, tin vào tương lai con sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Người bố có tình yêu thương con sâu sắc:

+ Luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư con... Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ con da diết của người bố.

+ Thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con: Mặc dù không có điều kiện để đi học, nhưng người bố nghèo khổ ấy cố gắng cho con được về xuôi học hành như bạn bè cùng lứa. Đó là sự hi sinh âm thầm lặng lẽ của người cha vì đứa con thương yêu. Và khi con gửi thư về, bố mẹ đều không đọc được. Nhưng bằng tình yêu con và niềm tự hào, ông nói với vợ “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”... Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, sự thấu hiểu của ông về đứa con của mình.

+ Người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì của con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Từng hành động của người bố rất cẩn trọng: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”. Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc. Rồi ông xếp thư vào trong tủ cùng những lá thư trước “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá”. Những hành động ấy thể hiện sự xúc động, sự nâng niu, trân trọng những nét chữ của con và tình yêu thương con vô bờ bến của ông.

- Đánh giá giá trị nghệ thuật và nhân vật:

+ Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất nhân vật.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật.

+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.

+ Hình ảnh người bố trong câu chuyện của Nguyễn Ngọc Thuần giống với nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Họ đều là những người nông dân nghèo khổ, cả cuộc đời âm thầm lặng lẽ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Tình cảm của họ dành cho con vô cùng xúc động, đáng khâm phục.

* Khẳng định đặc điểm của nhân vật, rút ra bài học, liên hệ bản thân: Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, cần trân trọng và biết ơn cha mẹ.

d. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Nhân vật chính: nhân vật người bố.

Lời giải

- Chủ đề của truyện ngắn: Truyện ca ngợi tình yêu thương con sâu nặng của người bố nghèo miền núi và sự kính trọng, biết ơn của người con đối với bố của mình.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP