Câu hỏi:
12/03/2020 4,312Đốt cháy hoàn toàn 0,92 gam hỗn hợp X gồm C2H4, H2, C3H6, CO, C4H8 bằng O2 vừa đủ rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thấy xuất hiện m1gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 0,82 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi kết tủa hết các ion kim loại, thấy có m2 gam kết tủa. Biết m1 + m2 = 6,955, tính thành phần phần trăm theo khối lượng của CO và H2 có trong hỗn hợp X.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C2H4, C3H6, C4H8 cùng là anken nên có công thức chung là CnH2n
2CO + O2 → 2CO2↑ (1)
x → x (mol)
2H2 + O2 → 2H2O (2)
y → y (mol)
CnH2n + O2 → nCO2 + 2nH2O (3)
Sản phẩm cháy thu được gồm có CO2 và H2O.
Khi hấp thụ vào dd Ca(OH)2: 0,04 mol thu được dung dịch Y, thêm từ từ Ba(OH)2 vào dung dịch Y thu được kết tủa của các ion kim loại => CO2 phản ứng với Ca(OH)2 theo phương trình:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (4)
CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + H2O (5)
Dd Y chứa Ca(HCO3)2
BaCl2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + BaCO3↓ + H2O (6)
m1 = mCaCO3(4)
m2 = mCaCO3(5) + mBaCO3
=> m1 + m2 = ∑ mCaCO3↓ + mBaCO3 = 6,955 (g) (*)
BTNT Ca: => ∑nCaCO3↓ = ∑ nCa(OH)2 (4+5) = 0,04 (mol)
Từ (*)
=> nCaCO3(6) = nBaCO3 = 0,015 (mol)
=> nCaCO3(4) = ∑nCa(OH)2 – nBaCO3 = 0,04 – 0,015 = 0,025 (mol)
BTNT C => ∑ nCO2 = ∑ nCaCO3 + nBaCO3 = 0,04 + 0,015 = 0,055 (mol)
Khối lượng dd Y tăng 0,82 gam so với dd Ca(OH)2 ban đầu
=> mCO2 + mH2O – mCaCO3(4) = 0,82
=> mH2O = 0,82 + 0,025.100 – 0,055.44 = 0,9 (g)
=> nH2O = 0,9 : 18 = 0,05 (mol)
BTKL ta có: mhhX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mO2 = 0,055.44 + 0,9 – 0,92 = 2,4 (g) => nO2 = 0,075 (mol)
BTNT O: nO( trong CO) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO( trong CO) = 2.0,055 + 0,05 – 0,075.2 = 0,01 (mol) => nCO = 0,01 (mol)
Từ PTHH (1), (2), (3) ta thấy khi đốt cháy CnH2n luôn cho nH2O = nCO2 => sự chênh lệch mol CO2 và mol H2O là do đốt cháy CO và H2
=> nCO2 – nH2O = x – y = 0,055 – 0,05 = 0,005 (mol)
Mặt khác: nCO – nH2 = x – y = 0,005 (mol)
=> nH2 = nCO – 0,005= 0,01 – 0,005 = 0,055 (mol)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi cơm bị khê ( có mùi nồng khét), người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than gỗ. Hãy giải thích cách làm trên
Câu 2:
Vì sao khi đốt xăng, đốt cồn thì không còn tro, nhưng khi đốt gỗ, đốt than lại còn tro?
Câu 3:
Để xử lý 100 kg hạt giống người ta cần dùng 8 lít dung dịch CuSO4 0,02%, khối lượng riêng 1 g/ml. Tính khối lượng CuSO4.5H2O cần thiết kế để hòa tan vào nước cất tạo thành dung dịch CuSO4 0,02% đủ dùng cho việc xử lý 200 tấn hạt giống.
Câu 4:
Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 tác dụng với nước dư, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H2. Chia X thành 2 phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 16 gam Br2 tham gia phản ứng.
- Phần 2: đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 69,525 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng.
a) Tìm giá trị của m và tính thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong X.
b) Nếu cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được a gam kết tủa. Tìm giá trị của a.
Câu 5:
Cho A là dung dịch H2SO4 ; B1, B2 là ha dung dịch NaOH có nồng độ khác nhau. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tịch 1: 1 thu được dung dịch X. Trung hòa 20 ml dung dịch X cần dùng 20 ml dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích tương ứng 2: 1 thu được dung dịch Y. Trung hòa 30 ml dung dịch Y cần dùng 32,5 ml dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích tương ứng a: b thu được dung dịch Z. Trung hòa 70 ml dung dịch Z cần dùng 67,5 ml dung dịch A. Tìm giá trị a : b.
Câu 6:
Hòa tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất ; lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của V, m.
Câu 7:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên : cho viên kẽm vào dung dịch HCl thấy có khí X thoát ra; dẫn khí X đi qua chất rắn Y nung nóng thu được khí Z; sục khí Z vào dung dịch muối T thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
Biết rằng: Y là đơn chất rắn, màu vàng; dung dịch muối T có màu xanh và T có khối lượng mol là 160 gam. Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình hóa học minh họa.
về câu hỏi!