NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (trích)
(Nguyễn Thi)
[…] “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn… Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông”, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc…
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai… Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra… Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên… Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong. […]
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Đình Thi trích trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)
Xác định ngôi kể của đoạn trích Những đứa con trong gia đình.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (trích)
(Nguyễn Thi)
[…] “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn… Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông”, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc…
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai… Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra… Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên… Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong. […]
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Đình Thi trích trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Những đứa con trong gia đình !!
Quảng cáo
Trả lời:
Ngôi kể của đoạn trích: ngôi thứ ba.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định nhân vật chính trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình.
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật chính: Việt – một người chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi.
Câu 3:
Câu văn: Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó là lời của ai?
Câu văn: Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó là lời của ai?
Lời giải của GV VietJack
Câu văn “Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó” là lời của nhân vật Việt.
Câu 4:
Các câu văn in đậm trong đoạn trích được viết theo kiểu lời văn nào? Nêu tác dụng của kiểu lời văn đó.
Các câu văn in đậm trong đoạn trích được viết theo kiểu lời văn nào? Nêu tác dụng của kiểu lời văn đó.
Lời giải của GV VietJack
- Các câu văn in đậm trong đoạn trích được viết theo kiểu lời văn nửa trực tiếp (lời người kể chuyện nhập vào lời nhân vật, ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật).
- Tác dụng của kiểu lời văn nửa trực tiếp:
+ Giúp người kể chuyện có thể tái hiện một cách chân thực, sinh động nội tâm (cảm xúc, suy nghĩ) của nhân vật: tâm trạng đầy phấn khích của Việt khi nghe tiếng súng của quân ta và khát vọng muốn hoà mình vào trận đánh của Việt.
+ Thể hiện sự thấu hiểu, đồng điệu, đồng cảm của người kể chuyện dành cho nhân vật.
Câu 5:
Nêu hiệu quả của việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Việt trong đoạn trích trên.
Nêu hiệu quả của việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Việt trong đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
Hiệu quả của việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Việt:
– Giúp câu chuyện chân thực, gần gũi, giàu cảm xúc, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi.
– Nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt chuyện; nổi bật đầy đủ tính cách, cảm xúc, tình cảm của nhân vật Việt…
Câu 6:
Tìm một chi tiết khắc họa nhân vật trong đoạn trích. Từ đó, phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện qua chi tiết đó.
Tìm một chi tiết khắc họa nhân vật trong đoạn trích. Từ đó, phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện qua chi tiết đó.
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh tự do chọn một chi tiết khắc hoạ nhân vật trong đoạn trích; đồng phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện qua chi tiết đó. Chẳng hạn:
- Chi tiết Việt nhớ đến má, nghĩ lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn thể hiện nỗi nhớ, tình yêu má trong Việt.
Hoặc:
- Chi tiết Việt nhớ cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên ... khắc hoạ tình cảm đồng đội đẹp đẽ, thân thương trong Việt.
Hoặc:
- Chi tiết Việt nghĩ đến con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông khắc hoạ nét tính cách trẻ con (hãy còn sợ ma) ở chàng chiến sĩ giải phóng quân mới lớn.
Hoặc:
- Chi tiết dù bị thương nhưng ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng khắc hoạ hình ảnh chiến sĩ luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Hoặc:
- Chi tiết Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. khắc hoạ khát vọng chiến đấu của chiến sĩ Việt.
Câu 7:
Vì sao tiếng súng của ta trong đoạn trích được miêu tả là “đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng”?
Vì sao tiếng súng của ta trong đoạn trích được miêu tả là “đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng”?
Lời giải của GV VietJack
Tiếng súng của ta trong đoạn trích được miêu tả là “đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng” vì:
– Tiếng súng mang đến cho Việt hy vọng kết nối với đồng đội, đánh thức niềm tin trong Việt, giúp anh vượt qua nỗi sợ hãi, cảm giác cô đơn lạc lõng và đau đớn để tiếp tục chiến đấu.
– Tiếng súng trở thành biểu tượng cho sự sống và kháng chiến, biểu thị tinh thần chiến đấu vì lí tưởng và đất nước, thắp sáng đêm tối lạnh lẽo nơi chiến trường.
Câu 8:
Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ nào của người viết đối với nhân vật?
Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ nào của người viết đối với nhân vật?
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích bộc lộ lòng yêu mến, cảm phục, ngưỡng mộ, ngợi ca của nhà văn dành cho nhân vật Việt - chàng chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi.
Câu 9:
Nhận xét cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
Nhận xét cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: ngợi ca phẩm chất anh hùng của chàng chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi.
- Cảm hứng chủ đạo trong đoạn trích nói riêng (và tác phẩm Những đứa con trong gia đình nói chung) góp phần tô đậm tính chất anh hùng ca của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Câu 10:
Từ cách nhân vật Việt đối diện với khó khăn, anh/chị, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 –7 câu) trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ làm gì trước những khó khăn, thử thách?
Từ cách nhân vật Việt đối diện với khó khăn, anh/chị, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 –7 câu) trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ làm gì trước những khó khăn, thử thách?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn khoảng 5 – 7 câu. Có lập luận hợp lí. Có thể hướng đến các việc làm như:
– Không bỏ cuộc;
– Không nản chí;
– Luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt;
– Có niềm tin vào tương lai tươi sáng,…
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích vẻ đẹp trong tính cách của nhân vật Việt trong đoạn trích trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi.
- Hệ thống ý:
a. Tình cảm gia đình sâu sắc, giàu chất thơ:
+ Trong lúc bị thương, kiệt sức, Việt luôn nghĩ về má, về chị Chiến, về tuổi thơ gắn bó.
+ Những hồi ức về má gợi lên cảm xúc ấm áp, làm nổi bật tâm hồn giàu yêu thương, tình cảm của một đứa con trai nhỏ tuổi, hồn nhiên.
+ Nỗi nhớ gia đình trở thành điểm tựa tinh thần, giúp Việt vượt qua cảm giác cô đơn, đau đớn.
b. Ý chí chiến đấu mạnh mẽ, kiên cường:
+ Dù bị thương nặng, gần như kiệt sức, nhưng khi nghe tiếng súng của ta, Việt tỉnh dậy, phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu.
+ Việt không lùi bước mà bò từng đoạn, tiếp tục hướng về trận địa, cây súng đi trước, hai tay lôi cơ thể theo – hình ảnh giàu tính biểu tượng về ý chí bất khuất của người lính trẻ.
c. Tinh thần chiến đấu gắn với lý tưởng cách mạng:
+ Việt chiến đấu không chỉ vì bản thân, mà vì đơn vị, vì đồng đội, vì truyền thống gia đình – những “đứa con trong gia đình” đều là chiến sĩ.
+ Lòng yêu nước và tinh thần cách mạng đã khiến Việt vượt lên đau đớn, sống vì sự sống của cả dân tộc.
=> Vẻ đẹp của Việt là vẻ đẹp tiêu biểu cho lớp thanh niên miền Nam thời chống Mỹ: yêu nước, yêu gia đình, gan dạ, giàu nghị lực. Qua đó, Nguyễn Thi thể hiện sự trân trọng, ngợi ca sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong chiến tranh – một sức mạnh được nuôi dưỡng từ tình yêu và ký ức gia đình.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ văn bản để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ, cảm nhận về vẻ đẹp tính cách của nhân vật Việt.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Trong đoạn trích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật Việt hiện lên với vẻ đẹp vừa giàu tình cảm vừa kiên cường bất khuất. Trong hoàn cảnh bị thương, cô đơn giữa chiến trường đêm, Việt vẫn mang trong mình một thế giới nội tâm đầy xúc động. Cậu nghĩ về má, về chị Chiến, về tuổi thơ – những ký ức yêu thương như tiếp thêm sức mạnh tinh thần giữa lúc hiểm nguy. Nỗi nhớ nhà, sự khao khát được trở về trong vòng tay gia đình cho thấy một Việt giàu tình yêu thương, vẫn rất hồn nhiên, thơ trẻ. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả là ý chí chiến đấu mãnh liệt. Dù bị thương nặng, không thể nhấc nổi tay chân, nhưng khi nghe tiếng súng của đồng đội, Việt như bừng tỉnh, cố gắng bò đi, cây súng vẫn đẩy đi trước, quyết tâm không rời trận địa. Chính lý tưởng cách mạng và truyền thống gia đình cách mạng đã giúp Việt vượt qua đau đớn, gắn bó sâu sắc với cuộc kháng chiến. Nhân vật Việt là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam thời chống Mỹ: yêu nước, dũng cảm, và giàu nội lực tinh thần, xứng đáng được ngợi ca.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích đoạn trích trong phần Đọc hiểu (trích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi).
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học cách mạng miền Nam, có sở trường viết về người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
- Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình: tác phẩm tiêu biểu thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của những con người bình dị.
- Dẫn vào đoạn trích: đoạn trích là một trong những phần then chốt, khắc họa rõ tính cách và tâm hồn nhân vật Việt trong hoàn cảnh chiến đấu cam go, từ đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
* Thân bài:
1. Tình huống truyện và vị trí đoạn trích
- Việt bị thương trong trận đánh, nằm lại giữa chiến trường, cô độc và kiệt sức.
- Đoạn trích ghi lại dòng ý thức ngắt quãng xen giữa mê và tỉnh, tái hiện tâm trạng, cảm xúc và hành động của nhân vật trong hoàn cảnh sinh tử.
2. Phân tích nội dung và hình tượng nhân vật Việt trong đoạn trích
a. Việt – đứa con của gia đình giàu tình yêu thương
- Trong hoàn cảnh nguy hiểm, đau đớn, hình ảnh người mẹ và mái ấm gia đình vẫn hiện lên rõ nét trong tâm trí Việt.
- Ký ức về mẹ, về bữa cơm mẹ để lại, về sự ấm áp gia đình → cho thấy Việt là người con hiếu thảo, giàu cảm xúc, luôn hướng về cội nguồn.
b. Việt – một người lính trẻ dũng cảm, kiên cường
- Dù bị thương, Việt vẫn không buông súng, ý thức được vị trí chiến đấu và sẵn sàng nổ súng khi nghe tiếng súng của đồng đội.
- Bò từng đoạn về phía trận đánh, súng đẩy đi trước, hành động theo tiếng gọi của đồng đội và lý tưởng → tinh thần chiến đấu quả cảm, bất khuất.
c. Tình yêu đồng đội, sức mạnh của tập thể cách mạng
- Tiếng súng của đồng đội khiến Việt như hồi sinh, truyền cảm hứng và sức mạnh.
- Những khuôn mặt đồng đội hiện về như biểu tượng của tinh thần đoàn kết, thôi thúc Việt chiến đấu vì lý tưởng chung.
3. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích
- Dẫn dắt câu chuyện bằng dòng ý thức nhân vật (“dòng hồi tưởng”) đan xen hiện tại và quá khứ → thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Miêu tả tâm lý tinh tế, chân thực: vừa hoảng loạn, cô đơn, vừa gan góc, kiên trung.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với đời sống người dân Nam Bộ (giọng kể mộc mạc, hình ảnh sống động).
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng tương phản: bóng tối – ánh sáng, cái chết – sự sống → làm nổi bật sức sống và tinh thần bất khuất.
* Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp nhân vật Việt: giàu tình cảm, kiên cường trong chiến đấu, là biểu tượng cho thế hệ trẻ miền Nam anh dũng thời chống Mỹ.
- Đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Thi trong việc kết hợp nghệ thuật tự sự và miêu tả tâm lý để khắc họa chân dung người lính cách mạng giàu lý tưởng và nhân văn.
Bài viết tham khảo
Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học cách mạng miền Nam thời chống Mỹ. Với phong cách viết đậm chất hiện thực, thấm đẫm cảm xúc và mang đậm màu sắc Nam Bộ, ông đã để lại nhiều tác phẩm giàu giá trị, trong đó Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất. Đoạn trích trong phần Đọc hiểu là một lát cắt tiêu biểu trong tác phẩm, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn, tính cách và phẩm chất cao đẹp của nhân vật Việt – đại diện cho thế hệ thanh niên miền Nam thời kháng chiến.
Đoạn trích đặt nhân vật Việt vào tình huống đặc biệt: bị thương nặng sau trận chiến, nằm lại giữa chiến trường, đơn độc và kiệt sức. Trong trạng thái mê – tỉnh đan xen, dòng ý thức của Việt trôi chảy, kéo theo những hồi tưởng sâu sắc về mẹ, gia đình, đồng đội và cuộc chiến. Những ký ức ấy không chỉ là nơi nương náu tinh thần trong phút giây cận kề cái chết, mà còn thể hiện vẻ đẹp nội tâm giàu tình cảm của Việt. Hình ảnh người mẹ hiện về đầy yêu thương, gần gũi, gắn với những chi tiết đời thường như “xoong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn”, gợi nhớ một mái ấm đầm ấm tình mẫu tử. Dù là người lính trên chiến trường, Việt vẫn chỉ là một đứa con nhỏ bé, luôn hướng về má và gia đình – nguồn cội của sức mạnh tinh thần.
Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài trẻ con, trong sáng ấy là một người chiến sĩ quả cảm, gan góc. Nghe tiếng súng quen thuộc của đơn vị, Việt như hồi sinh: “Việt muốn reo lên”, “phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!”. Mặc cho cơ thể đầy thương tích, Việt vẫn cố gắng bò từng chút về phía trận đánh, với khẩu súng luôn sẵn sàng chiến đấu. Ở Việt không chỉ là lòng dũng cảm cá nhân, mà còn là sự gắn bó sâu sắc với đồng đội, với lý tưởng giải phóng quê hương. Tiếng súng không chỉ là tiếng gọi chiến đấu mà còn là biểu tượng của sự sống, của niềm tin và hy vọng trong đêm tối mịt mùng.
Bằng cách dẫn dắt câu chuyện qua dòng ý thức nhân vật, Nguyễn Thi đã thể hiện một cách tinh tế và cảm động sự giằng xé giữa nỗi cô đơn, sợ hãi với khát vọng sống và chiến đấu của người lính. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với đời sống Nam Bộ tạo nên một giọng kể mộc mạc mà lay động. Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa nỗi sợ và sức mạnh ý chí càng làm nổi bật tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân vật Việt.
Đoạn trích là một trong những phần tiêu biểu giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của nhân vật Việt – một người lính trẻ mang trong mình tình cảm gia đình sâu nặng, lòng yêu nước thiết tha và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Qua đó, Nguyễn Thi đã gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong kháng chiến: chính tình yêu gia đình, tình đồng đội và lý tưởng cách mạng đã làm nên sức mạnh vượt lên cả nỗi đau thể xác và sự sợ hãi. Đoạn văn không chỉ ca ngợi tinh thần anh dũng của người lính, mà còn tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.