Câu hỏi:

23/07/2025 7 Lưu

Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng. C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử. Câu 2: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là A. np2. B. ns2. C. ns2np2. D. ns2np4. Câu 3: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Câu 4: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử Z = 11 có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19. B. Nguyên tử Z = 12 có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử có Z = 10. C. Nguyên tử Z = 11 có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13. D. Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì. Câu 6: Cho các nguyên tố sau: Li, Na, K, Ca. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1. B. Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3. C. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z = 9. D. Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z = 7. Câu 8: Cho các nguyên tố sau: 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 9: Độ âm điện của các nguyên tố Mg, Al, B và N xếp theo chiều tăng dần là A. Mg < B < Al < N. B. Mg < Al < B < N. C. B < Mg < Al < N. D. Al < B < Mg < N. Câu 10: Độ âm điện của các nguyên tố F, Cl, Br và I xếp theo chiều giảm dần là A. Cl > F > I > Br. B. I > Br > Cl > F. C. F > Cl > Br > I. D. I > Br > F > Cl. Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng? A. Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim. B. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim. C. Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại. D. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại. Câu 12: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim? A. N, P, As, Bi. B. F, Cl, Br, I. C. C, Si, Ge, Sn. D. Te, Se, S, O. Câu 13: X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3. Câu 14: Cho các oxide sau: Na2O, Al2O3, MgO, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O. C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO > Na2O > Al2O3 > SiO2. Câu 15: (Đề TSCĐ – 2010) Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là: A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y. Câu 16: (SBT – Cánh Diều) Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần? A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb. B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb. C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F. D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb. Câu 17: (SBT – Cánh Diều) Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây? (1) Tính kim loại. (2) Tính phi kim. (3) Bán kính nguyên tử. A. (1). B. (2). C. (3). D. (1), (2) và (3). Câu 18: (SBT – Cánh Diều) Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất? A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p2. Câu 19: (Đề MH 10 – 2025) Lưu huỳnh (sulfur, S) thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức của sulfuric acid (tương ứng với oxide cao nhất của S) là A. H2S. B. SO3. C. H2SO3. D. H2SO4. Câu 20: (Đề MH 10 – 2025) Trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần do số lớp electron..(I).., lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng..(II).. Cụm từ cần điền vào (I), (II) lần lượt là A. tăng dần, tăng dần. C. không đổi, tăng dần. B. giảm dần, giảm dần. D. không đổi, giảm dần. Câu 21: (Đề MH 10 – 2025) Nguyên tố silicon (Si) thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức oxide cao nhất của silicon là A. SiO2. B. SiO. C. H2SiO3. D. SiH4. Câu 22: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì A. phi kim mạnh nhất là iodine. B. kim loại mạnh nhất là lithium. C. phi kim mạnh nhất là fluorine. D. kim loại yếu nhất là caesium. Câu 23: Ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử Z = 11, Z = 12, Z = 13 có hydroxide tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính base của các hydroxide này là A. X, Y, T. B. X, T, Y. C. T, X, Y. D. T, Y, X. Câu 24: Y là hydroxide của nguyên tố X nhóm IA. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp giấy, dệt, nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Y cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong Y là 40%. Công thức phân tử của Y là A. MgO. B. KOH. C. NaOH. D. LiOH. Xuống dòng các đáp án cho tôi

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Đang cập nhật...

Câu 2

Lời giải

Đang cập nhật...

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP