Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HAI BÀ TRƯNG
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
(Theo Văn Lang, SGK Tiếng Việt 3, tập II, bộ sách Cánh Diều,
NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2022)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Xác định thể loại và ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HAI BÀ TRƯNG
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
(Theo Văn Lang, SGK Tiếng Việt 3, tập II, bộ sách Cánh Diều,
NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2022)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Xác định thể loại và ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản trên.
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể loại: Truyện lịch sử.
- Xác định ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ ba.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Những nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong văn bản? Liệt kê các sự việc liên quan đến những nhân vật đó.
Những nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong văn bản? Liệt kê các sự việc liên quan đến những nhân vật đó.
Lời giải của GV VietJack
- Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong văn bản: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Tô Định.
- Các sự việc liên quan đến những nhân vật đó:
+ Thi Sách bị tướng giặc Tô Định giết chết.
+ Hai Bà Trưng khởi nghĩa, trực tiếp cầm quân ra trận.
+ Thua trận, Tô Định bỏ chạy về nước.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi.
Câu 3:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ tượng hình được sử dụng trong câu văn sau:
Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ tượng hình được sử dụng trong câu văn sau:
Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.
Lời giải của GV VietJack
- Từ tượng hình: rùng rùng, cuồn cuộn.
- Tác dụng:
+ Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
+ Giúp hình ảnh đoàn quân ra trận hiện lên cụ thể, sinh động; góp phần diễn rả sức mạnh to lớn, chí khí ngút trời của đội quân do Hai Bà Trưng lãnh đạo.
+ Ca ngợi tài năng, ý chí mạnh mẽ của Hai Bà Trưng; từ đó bộc lộ sự khâm phục, niềm tự hào về sức mạnh quật cường của dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm.
Câu 4:
Từ văn bản trên, em hiểu gì về Hai Bà Trưng?
Từ văn bản trên, em hiểu gì về Hai Bà Trưng?
Lời giải của GV VietJack
- Em hiểu Hai Bà Trưng là những người:
+ Giỏi võ nghệ, có tài cầm quân;
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc;
+ Giàu lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc thù.
Câu 5:
Nội dung của văn bản đã khơi gợi trong em những tình cảm gì? Từ đó, em thấy mình cần phải làm gì để sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước?
Nội dung của văn bản đã khơi gợi trong em những tình cảm gì? Từ đó, em thấy mình cần phải làm gì để sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước?
Lời giải của GV VietJack
- Văn bản đã khơi gợi trong em những tình cảm:
+ Khâm phục, biết ơn những anh hùng đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước;
+ Tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc;
+ Yêu quê hương, đất nước;
+ Căm thù quân xâm lược;
…
- Những việc làm thể hiện lòng yêu nước của bản thân trong thời đại mới:
+ Giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc;
+ Ra sức học tập, rèn luyện sức khoẻ và tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp;
+ Tích cực tham gia các phong trào vì cộng đồng;
+ Tuyên truyền cho mọi người nhận thức sâu sắc về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc;
+ Lên án, tố cáo những hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích quốc gia;
+ …
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 7 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai thành các luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Thu vịnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Lần lượt trình bày bài văn phân tích một tác phẩm thơ theo gợi ý sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ;
- Nêu ý kiến chung về bài thơ.
2. Thân bài:
* Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung.
- Hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
+ Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.
+ Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai gợi hình ảnh cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông, tĩnh lặng của bầu trời mùa thu. Nhà thơ nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó.
- Hai câu thực:
Nước biếc trông như tầng khỏi phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
+ Phép so sánh Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi tả làn nước tĩnh lặng, xanh thẳm đặc trưng của mùa thu được bao phủ bởi một lớp sương mỏng như khói. Hình ảnh thơ gợi không khí se lạnh, mơ màng của mùa thu.
+ Hình ảnh song thưa được nhân hóa để mặc bóng trăng vào khiến bức tranh thu như mang hồn người. Song thưa như để ngỏ, mặc cho ánh trăng lặng lẽ len qua ô cửa tràn vào phòng. Tâm hồn nhà thơ rộng mở để giao hòa với thiên nhiên nhưng cũng phảng phất nỗi buồn, chất chứa suy tư của một nhà thơ nặng tình với quê hương, đất nước.
- Hai câu luận:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
+ Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh mấy chùm hoa và một tiếng ngỗng.
+ Hoa năm nay mà màu sắc, dáng hình vẫn tựa như hoa năm ngoái. Thời gian dường như không chảy trôi mà ngưng đọng, không biến đổi.
+ Hoa của năm cũ nhưng tiếng ngỗng đã trở thành ngỗng nước nào. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh miêu tả tiếng ngỗng vang vọng từ phương xa càng tô đậm cái thanh vắng, tĩnh lặng của cảnh thu. Câu thơ chất chứa nỗi bâng khuâng, suy tư của thi nhân khi thời thế đổi thay.
- Hai câu kết:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
+ Đứng trước cảnh thu đẹp đẽ, cảm hứng của nhà thơ dạt dào nên toan cất bút.
+ Nhưng say sưa trước vẻ đẹp của mùa thu mà lí trí vẫn thức tỉnh bởi cảm thấy thẹn với ông Đào. Thẹn ở đây có thể thẹn bởi thua kém tài thơ hay thẹn bởi chưa có nhân cách trong sáng, khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được nỗi niềm u ẩn, nhân cách thanh cao, đáng trọng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
- Như vậy, đọc bài bài thơ Thu vịnh, ta không chỉ thấy một bức tranh màu thu đẹp huyền ảo mà còn thấy được tấm lòng chân thực cũng như niệm u uẩn một nhà thơ, một nhân cách lớn Nguyễn Khuyến.
* Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Thu vịnh kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Nôm Đường luật: kết cấu chặt chẽ, sự hòa phối thanh điệu, tính cô đọng, hàm súc,…
- Bài thơ còn in đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả:
+ Sử dụng những bút pháp lấy lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình đã thổi cái hồn, cái tình vào cảnh vật.
+ Cách miêu tả không gian từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa làm bức tranh thu được mở rộng đa chiều, đa sắc.
+ Tác giả còn khéo léo sử dụng những từ láy gợi hình như lơ phơ, hắt hiu; các biện pháp tu từ như so sánh Nước biếc trông như tầng khói phủ, nhân hóa Song thưa để mặc bóng trăng vào, đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh mấy chùm hoa và một tiếng ngỗng để gợi vẽ bức tranh thu sinh động, mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, có cả hồn và có cả cái tình của thi nhân.
3. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết đoạn văn, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo:
Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
Lời giải
- Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong văn bản: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, Tô Định.
- Các sự việc liên quan đến những nhân vật đó:
+ Thi Sách bị tướng giặc Tô Định giết chết.
+ Hai Bà Trưng khởi nghĩa, trực tiếp cầm quân ra trận.
+ Thua trận, Tô Định bỏ chạy về nước.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.