Câu hỏi:

24/07/2025 16 Lưu

 II. PHẦN VIẾT

Viết bài văn phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chú thích:

- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, mất năm 1822, quê gốc ở Nghệ An, sinh trưởng ở Thăng Long. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm và là hiện tượng rất độc đáo trong văn học Trung đại. Bà để lại cho đời khoảng trên 50 bài thơ cả chữ Hán và chữ Nôm. Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

- Bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số các tác phẩm trong đề tài viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (Bánh trôi nước là loại bánh được làm bằng bột nếp, có màu trắng, hình tròn, bên trong có nhân được làm bằng đường phên màu đỏ. Bánh “rắn” hay “nát” phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm bánh. Khi luộc bánh, người ta đun nước sôi và thả bánh vào, lúc bánh chưa chín thì chìm, khi bánh chín sẽ nổi...)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học:

Mở bài giới thiệu khái quát tác phẩm và cảm nhận chung; thân bài triển khai phân tích nội dung và nghệ thuật đặc sắc; kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

HS có thể phân tích bài thơ theo cấu trúc bài thơ Đường luật, hoặc theo hình thức bổ dọc (ý trong bài thơ) song cần đảm bảo các ý sau:

* Nghĩa thực: Bài thơ viết về hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

Chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu về bản thân:

- Hình dáng bên ngoài:

+ Màu sắc: Là loại bánh được làm bằng bột nếp có màu trắng.

+ Hình dáng: Bánh được nặn hình tròn.

+ Nhân bánh làm bằng đường phên, có màu đỏ.

- Cách thức làm bánh:

+ Bánh “Rắn hay nát” (tròn hay méo, dẻo hay cứng) phụ thuộc vào tay người nặn, thể hiện sự khéo léo và tài năng của người làm bánh.

+ Khi luộc bánh trong nước, bánh chưa chín thì chìm, khi bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.

- Chất lượng của bánh: Dù được luộc trong nước nhưng bánh vẫn giữ được màu sắc, hương vị thơm ngon, ngọt...

→ Viết về chiếc bánh trôi như vậy chứng tỏ Hồ Xuân Hương rất am hiểu và trân trọng món bánh dân dã, bình dị của dân tộc.

* Nghĩa ẩn dụ (tượng trưng): Cuộc đời và số phận của người phụ nữ

- Vẻ đẹp ngoại hình:

+ “Vừa trắng, vừa tròn”: trắng trẻo, đầy đặn, xinh xắn, tràn đầy sức sống.

+ Nghệ thuật: mô típ quen thuộc trong ca dao “thân em”; điệp ngữ “vừa”.

- Vẻ đẹp phẩm chất:

+ “vẫn giữ tấm lòng son”: dù cuộc sống chìm nổi, long đong, lận đận nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn vẻ đẹp son sắc, thủy chung.

+ Nghệ thuật: quan hệ từ “” thể hiện sự đối lập; phó từ “vẫn” khẳng định chắc chắn sự kiên định không thay đổi.

- Số phận:

+ Cuộc đời lận đận, lênh đênh chìm nổi “bảy nổi ba chìm”.

+ Số phận phụ thuộc vào người khác, không có quyền lựa chọn, quyết định cho hạnh phúc, cho cuộc đời của chính mình.

+ Nghệ thuật: sử dụng thành ngữ, đối.

(Khuyến khích HS biết liên hệ mở rộng...)

* Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, với ngôn ngữ bình dị, giàu sức gợi.

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ tinh tế và các tầng ý nghĩa phong phú, tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu cho bài thơ.

- Vận dụng sáng tạo mô típ trong ca dao, thành ngữ dân gian.

- Sử dụng kết hợp hài hòa các biện pháp tu từ: điệp ngữ, đối ...

(Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý, GV cần căn cứ vào kĩ năng làm bài nghị luận văn học và năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương của HS để cho điểm, khuyến khích những bài làm thể hiện năng lực cảm thụ và có  sự sáng tạo trong qúa trình tiếp cận tác phẩm thơ...)

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với nội dung phân tích; diễn đạt mới mẻ, có cảm xúc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Dấu hiệu nhận biết: HS nêu được 2 dấu hiệu.

+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

+ Dấu hiệu về niêm hoặc luật.

(VD: Niêm: các chữ số 2,4,6 của từng cặp câu 2-3;4-5;6-7;8-1 phải cùng luật B-T; Hoặc về Luật: các chữ số 2,4,6 của từng cặp câu 1-2;3-4; 5-6;7-8 phải đối nhau về luật B-T...)

Lời giải

- Biện pháp tu từ đối: Phần thuế quan Tây/phần trả nợ, Nửa công đứa ở/nửa thuê bò

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ.

+ Giúp cho câu thơ cân xứng, tăng hiệu quả diễn đạt

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP