Câu hỏi:

13/03/2020 2,162

Ở một loài thú, A quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp; B quy định có sừng trội hoàn toàn so với b quy định không sừng; cả hai cặp gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho con đực chân thấp, không sừng giao phối với con cái chân cao, có sừng (P), thu được F1 có 15% cá thể cái chân thấp, không sừng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Con cái đời P có kiểu gen XAbXaB và tần số hoán vị là 40%.

II. Số loại kiểu hình của con đực và con cái F1 là giống nhau.

III. F1 có kiểu gen giống mẹ chiếm tỉ lệ 15%.

IV. Nếu cho F1 giao phối (hoán vị với tần số giống đời P) thì thu được F2 có kiểu hình chân thấp, không sừng chiếm tỷ lệ là 18,35%.

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án B.

Ta có P: ♀XX (A-, B-) × ♂XabY → F1 có 15% cá thể cái chân thấp, không sừng XabXab→ giao tử Xab do con cái P tạo ra chiếm tỷ lệ là 15% : 0,5Y = 30% (>25%). Đây là giao tử liên kết → Kiểu gen của con cái đời P là XABXab, tần số hoán vị 40%. (I sai)

Ta có P: ♀ XABXab × ♂XabY → G: (0,3XAB , 0,3Xab, 0,2XAb , 0,2XaB) x (0,5Xab , 0,5Y) → F1:

Con cái 0,3 chân cao, có sừng XABXab , 0,3 chân thấp, không sừng XabXab, 0,2 chân cao, không có sừng XAbXab , 0,2 chân thấp, có sừng XAbXab.

Con đực: 0,3 chân cao, có sừng XABY , 0,3 chân thấp, không sừng XabY, 0,2 chân cao, không có sừng XAbY , 0,2 chân thấp, có sừng XaBY.

II đúng. Đực và cái F1 đều có 4 kiểu hình.

III đúng. Tỷ lệ kiểu gen giống mẹ ở F1 là 0,15XABXab = 015%.

IV sai. Kiểu hình chân thấp, không sừng F2 XabY, XabXab = ♀Xab x ♂(Xab+Y)

Con cái F1 tạo giao tử Xab với tỷ lệ là: 0,3.0,3 + 0,3 + 0,2.1/2 + 0,2.1/2 = 0,59

Con đực F1 tạo giao tử Xab và Y với tỷ lệ là: 0,5 + 0,3.1/2 = 0,65

→ XabY + XabXab = 0,59 . 0,65 = 0,3835.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một loài có bộ NST 2n = 14 thì tế bào sinh dưỡng của thể ba có bao nhiêu NST?

Xem đáp án » 13/03/2020 7,948

Câu 2:

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?

Xem đáp án » 13/03/2020 3,883

Câu 3:

Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 13/03/2020 2,577

Câu 4:

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?

Xem đáp án » 13/03/2020 2,226

Câu 5:

Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử nhiễm sắc thể A và b không phân li thì các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể như thế nào?

Xem đáp án » 13/03/2020 2,034

Câu 6:

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trường hợp (1), hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.

II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.

III. Ở trường hợp (3), nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thể sẽ là loài phong lan.

IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

Xem đáp án » 13/03/2020 1,998

Bình luận


Bình luận