Câu hỏi:
13/03/2020 2,423Ở một loài động vật, cho P thuần chủng con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 chân cao; 1 chân thấp. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình chân cao chiếm 50% trong tổng số cá thể. Biết rằng ở F1 và F2 sự phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái có sự khác nhau; tính trạng do một gen có 2 alen quy định. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
II. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp.
III. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp.
IV. Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F1 và F2 đều thu được 1 : 1.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn A
Nội dung 1 sai. Tính trạng phân li không đều ở 2 giới nên tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X hoặc tính trạng nằm trên NST thường có ảnh hưởng của giới tính. Trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST X không bao giờ thỏa mãn đề bài, cho ra F2 với tỉ lệ 1 : 1.
Con đực thân cao thuần chủng, lai với con cái chân thấp ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1. Lấy các cá thể đời con lai ngẫu nhiên với nhau lại cho ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 ⇒ Gen nằm trên NST giới tính không thỏa mãn, nên ta có thể suy ra:
P: AA × aa → 100%Aa.
F1 × F1 → Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.
Vậy kiểu gen Aa có thể biểu hiện chân cao hoặc chân thấp ở con đực hoặc con cái.
Nếu Aa quy định chân cao ở con đực, chân thấp ở con cái thì thỉ lệ kiểu hình là: 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp. Nội dung 2 đúng.
Nếu Aa biểu hiện chân thấp ở con đực, chân cao ở con cái thì tỉ lệ kiểu hình là: 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp. Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 đúng,
Vậy có 3 nội dung đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
Câu 2:
Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau giải thích cho đặc điểm trên?
I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.
II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.
III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.
IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấpTrong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau giải thích cho đặc điểm trên?
I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.
II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.
III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.
IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.
Câu 3:
Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2.
TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp.
TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây.
TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3 tự thụ, thu được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cây cao : 7 cây thấp. Cho các kết luận sau:
I. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 1 là Aabb.
II. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 2 là aaBB.
III. Trong số các cây thấp F2 thu được từ thí nghiệm 3 thì tỉ lệ cây thấp đồng hợp là 3/7.
IV. Trong số các cây cao F2 thu được từ thí nghiệm 2 thì tỉ lệ cây cao dị hợp là 2/3.
Số kết luận có nội dung đúng là
Câu 4:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. hai cặp gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 3/16
II. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là 25/36
III. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là 1/81
IV. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là 1/9
Câu 5:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAaa × Aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ bội aaaa, thu được Fa. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình?
Câu 6:
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Câu 7:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa được quy định bởi một gen gồm 4 alen với mối quan hệ trội lặn như sau: A – đỏ > a1 - hồng > a2 - vàng > a3 – trắng. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con xuất hiện màu sắc hoa đa dạng nhất?
về câu hỏi!