Câu hỏi:
12/07/2024 2,250Đun 17,08 gam hợp chất hữu cơ A (chỉ chứa C, H, O và chỉ có 1 loại nhóm chức) với 25 ml dung dịch NaOH 4M cho tới khi A tan hết rồi cô cạn dung dịch thì thu được phần bay hơi chứa rượu (ancol) D và 19,24 gam hỗn hợp chất rắn khan B gồm NaOH dư và 2 muối của 2 axit cacboxylic đơn chức X, Y. Tách lấy toàn bộ lượng rượu D cho tác dụng với Na dư thì thu được 672 ml H2 (đktc). Tỷ khối hơi của D so với H2 là 46.Biết rằng phân tử axit X có ít hơn 2 nguyên tử cacbon nhưng có cù ng số nguyên tử hiđro so với phân tử axit Y. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B trong O2 thu được Na2CO3, CO2, và hơi nước. Khi đó toàn bộ lượng khí và hơi tạo thành được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 195,03 gam kết tủa.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo đề bài: cho A phản ứng với dung dịch NaOH thu được glixerol và 2 muối của 2 axit đơn chức, A chỉ chứa 1 loại nhóm chức
=> A là este 3 chức phản ứng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3 tạo ra 0,02 mol glixerol nên tiêu thụ 0,06 mol NaOH, tạo ra 0,04 mol 1 muối và 0,02 mol muối còn lại.
A + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 2R1COONa + R2COONa
0,06 ← 0,02 → 0,04 → 0,02
=> nNaOH dư = 0,025.4 – 0,06 = 0,04 mol
Ta lại có: Axit X ít hơn Y 2 nguyên tử C và có cùng số nguyên tử H.
=> Gọi CTPT của các muối của X, Y với số mol tương ứng là CnHmCOONa x mol và Cn+2HmCOONa y mol.
Bảo toàn Na ta có:
nNa2CO3 = 1/2nNaOH bđ = 0,05 mol
Dẫn hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy B vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì xảy ra phản ứng: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
=> nCO2 = nBaCO3 = 195,03/197 = 0,99 mol
Bảo toàn C ta có (n+1)x + (n+3)y = 0,05 + 0,99 =1,04 (*)
Xét 2 trường hợp có thể có với este A.
Trường hợp 1: A chứa 2 gốc axit X và 1 gốc axit Y
=> x = 0,04 mol, y = 0,02 thay vào (*) thì n = 15,67 vô lí (loại).
Trường hợp 2: A chứa 2 gốc axit Y và 1 gốc axit X
=> x = 0,02 mol, y = 0,04 mol thay vào (*) thì n =15
Khi đó 19,24 gam hỗn hợp B gồm: C15HmCOONa 0,02 mol, C17HmCOONa 0,04 mol và NaOH dư 0,04 mol.
=> 0,02(247 + m) + 0,04(271 + m) + 0,04 . 40 = 19,24
=> m = 31 (thỏa mãn)
=> 2 muối thu được là C15H31COONa và C17H31COONa
Este A có dạng:
CTPT của A là C55H98O6
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có 5 lọ hoá chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hoá chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ), hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết 5 hoá chất trên và viết phương trình hoá học xảy ra
Câu 2:
Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng chất tinh khiết từ hỗn hợp gồm C2H5OH, CH3COOH
Câu 3:
Chuẩn bị dụng cụ như hình a) và hình b). Đốt photpho đỏ dư trong muỗng sắt như hình b) rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ trong hình a) và đậy kín miệng ống bằng nút cao su sao cho mặt dưới của nút nằm ngang vạch số 6.
Hãy dự đoán hiện tượng có thể xảy ra, giải thích và cho biết mục đích của thí nghiệm
Câu 4:
Hiđrocacbon X phản ứng với H2/ xt Ni, t0 theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 4 thì tạo ra hợp chất Y có tỷ khối hơi so với X là 14/13.
a. Xác định công thức phân tử của X.
b. Biết rằng X chỉ phản ứng với Br2 trong dung dịch theo tỷ lệ mol 1:1. Xác định công thức cấu tạo của X
Câu 5:
Hai loại nguyên tử X và Y tạo được với nhau 2 phân tử XY3 và X2Y4. Trong hai phân tử đó thì:
– Số hạt không mang điện của phân tử này gấp 2 lần số hạt không mang điện của phân tử kia.
– Số hạt mang điện của phân tử này gấp 1,8 lần số hạt mang điện của phân tử kia. Xác định công thức phân tử của hai phân tử đã cho
Câu 6:
Cho hỗn hợp X gồm FeCO3 và FexOy. Lấy m gam hỗn hợp X ở trên trộn với kim loại M hóa trị không đổi thành 51,8 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng 200 gam dung dịch H2SO4 98% (có dư) đun nóng thì thu được dung dịch Z và hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2. Cho T phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 137,05 gam kết tủa. Mặt khác cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư rồi lọc lấy kết tủa, rửa sạch nung đến khối lượng không đổi thì thu được 401,15 gam hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Xác định tên kim loại M.
Câu 7:
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau với mỗi chữ cái biểu diễn 1 chất, mỗi mũi tên biểu diễn 1 phương trình phản ứng hóa học:
Biết rằng trong sơ đồ trên:
– C là muối có nhiều trong nước biển, E là thành phần chính của đá vôi.
– Dung dịch A làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch D và dung dịch G làm quỳ tím hóa xanh còn khíB làm mất màu giấy quỳ tím ẩm
Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 2)
Bộ đề kiểm tra định kì học kì 1 Hóa 9 có đáp án (Mới nhất) - Đề 1
Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 17 (có đáp án): Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 34 (có đáp án): Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại
Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học, Khái quát về sự phân loại của oxit.(phần 2)
Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 9 có đáp án (Phần 1)
Bộ đề kiểm tra định kì học kì 2 Hóa 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)
về câu hỏi!