Câu hỏi:
17/03/2020 532Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:
(I) AAaaBBbb x AAAABBBb (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?
(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.
(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.
(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.
(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
- Kết quả các phép lai:
+ (I) AAaaBBbb x AAAABBBb → (AAAA, AAAa, AAaa)(BBBB, BBBb, BBbb, Bbbb)
→ Số KG = 3 x 4 = 12 KG và số KH = 1 x 1 = 1 kiểu hình.
+ (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb → (AAaa, Aaaa, aaaa)(BBBB, BBBb, BBbb)
→ Số KG = 3 x 3 = 9 KG và số KH = 2 x 1 = 2 KH.
+ (III) AaaaBBbb x AAAaBbbb → (AAAa, AAaa, Aaaa)(BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb)
→ Số KG = 3 x 4 = 12 KG và số KH = 1 x 2 = 2 KH.
+ (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbb → (AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa)(BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb)
→ Số KG = 5 x 4 = 20 KG và số KH = 2 x 2 = 4 KH.
- Từ kết quả các phép lai, ta thấy:
(1) Đúng: (I), (III)
(2) Sai: chỉ có 2 (III), (IV)
(3) đúng: chỉ có phép lai (IV) xuất hiện aaaabbbb vì đều tạo ra các giao tử aaaa và bbbb tương ứng
(4) đúng: có 20KG và 4KH
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể giao phối?
Câu 3:
Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.
(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.
(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin
Câu 6:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một cặp gen gồm có 3 alen tương quan trội lặn hoàn toàn theo thứ tự: A1>A2>A3; trong đó A1 quy định quả tròn, A2 quy định quả bầu, A3 quy định quả dài. Trong quần thể loài này, người ta lấy ngẫu nhiên 2 cây quả tròn cho tự thụ phấn thu được đời F1. Giả sử không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra ở đời F1?
(1) 100% cây quả tròn.
(2) 75% cây quả tròn : 25% cây quả bầu.
(3) 75% cây quả tròn : 25% cây quả dài.
(4) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu.
(5) 50% cây quả tròn : 50% cây quả bầu.
(6) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả dài.
(7) 50% cây quả tròn : 25% cây quả bầu : 25% cây quả dài.
(8) 75% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu : 12,5% cây quả dài
Câu 7:
Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn các thể truyền mang các gen kháng thuốc kháng sinh nhằm mục đích
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!