Câu hỏi:

17/03/2020 315

Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do gen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Xác suất để người con gái của cặp vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29.

(2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64.

(3) Người con gái của cặp vợ chồng trên lấy một người chồng không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng cô con gái này sinh được một người con trai không bị bệnh là 15/58

(4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án C

- Bên phía người vợ:

+ Cậu của người vợ có kiểu gen aa.

+ Ông bà ngoại của người vợ đều có kiểu gen Aa.

+ Mẹ của người vợ có kiểu gen 1/3AA:2/3Aa.

+ Bố của người vợ có kiểu gen 9/11AA:2/11Aa.

+ Người vợ có kiểu gen 5/8AA:3/8Aa.

- Bên phía người chồng:

+ Mẹ của người chồng kiểu gen aa.

+ Chị của người chồng kiểu gen aa.

+ Bố của người chồng có kiểu gen Aa.

+ Người chồng có kiểu gen Aa.

- Người con gái của người chồng 13/29AA:16/29Aa.

(1) đúng.

(2) đúng. 5/8AA:3/8Aa  ×  Aa → 13/32AA:16/32Aa:3/32aa

→ XS cặp vợ chồng trên sinh đứa con thứ 2 không bị bệnh = 1/2A- = 29/64.

(3) sai: 13/29AA:16/29Aa   ×   Aa → XS sinh một người con trai không bị bệnh = 1/2A- = 1/2(1-aa) = 1/2(1- 8/29 × 1/2) = 25/58.

(4) đúng

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.

Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể giao phối?

Xem đáp án » 17/03/2020 14,523

Câu 2:

Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 17/03/2020 7,873

Câu 3:

Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh?

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.

(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.

(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.

(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin

Xem đáp án » 17/03/2020 4,856

Câu 4:

Trong quá trình dịch mã,

Xem đáp án » 17/03/2020 4,628

Câu 5:

Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:

Xem đáp án » 17/03/2020 4,349

Câu 6:

Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một cặp gen gồm có 3 alen tương quan trội lặn hoàn toàn theo thứ tự: A1>A2>A3; trong đó A1 quy định quả tròn, A2 quy định quả bầu, A3 quy định quả dài. Trong quần thể loài này, người ta lấy ngẫu nhiên 2 cây quả tròn cho tự thụ phấn thu được đời F1. Giả sử không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra ở đời F1?

(1) 100% cây quả tròn.

(2) 75% cây quả tròn : 25% cây quả bầu.

(3) 75% cây quả tròn : 25% cây quả dài.

(4) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu.

(5) 50% cây quả tròn : 50% cây quả bầu.

(6) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả dài.

(7) 50% cây quả tròn : 25% cây quả bầu : 25% cây quả dài.

(8) 75% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu : 12,5% cây quả dài

Xem đáp án » 17/03/2020 3,547

Câu 7:

Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn các thể truyền mang các gen kháng thuốc kháng sinh nhằm mục đích

Xem đáp án » 17/03/2020 3,449

Bình luận


Bình luận