Câu hỏi:
13/07/2024 113,458Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ag.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
Zn + Cl2 → ZnCl2.
- Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho 2 loại muối clorua khác nhau là FeCl2 và FeCl3.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
Ag, Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng với Mg thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng với nhôm tạo 17,8g nhôm halogen. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên.
Câu 2:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tạo ra với hidro hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 3:
Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen. Giải thích chiều biến đổi của tính chất hóa học cơ bản đó trong nhóm.
Câu 4:
Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên.
Câu 5:
Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.
Câu 6:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2,I2):
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
về câu hỏi!