Câu hỏi:
26/03/2020 2,461Trong các cấu trúc dưới đây, có bao nhiêu cấu trúc giúp tế bào thần kinh thực hiện tốt chức năng dẫn truyền xung thần kinh?
(1) Sợi trục của nơron dài.
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ và kênh K+ có tính thấm chọn lọc.
(4) Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/K+.
(5) Ở thân của nơron có các thể Nissl.
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B.
Có 6 trường hợp, đó là (1), (2), (3), (4), (5) và (6).
(1) Sợi trục của nơron dài có tác dụng hạn chế số lượng xináp trên một sợi thần kinh (càng có ít xináp thì tốc độ dẫn truyền xung thần kinh càng nhanh).
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Bên cạnh đó tận cùng của sợi trục có các bóng chứa chất trung gian hóa học, điều này giúp xung được truyền một chiều từ nơron này sang nơron khác.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ K+ có tính thấm chọn lọc có vai trò trong việc hình thành và lan truyền điện thế hoạt động (hay xung thần kinh). Kênh Na+ chỉ mở khi có tác động của kích thích hoặc khi lượng iôn Na+ ở mặt trong của màng nhiều hơn ở mặt ngoài của màng. Sự đóng mở của kênh Na+ là nguyên nhân dẫn tới sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục nơron.
(4) Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/ K+. Bơm này hoạt động sẽ duy trì sự chênh lệch nồng độ iôn Na+ và K+ ở mặt trong và mặt ngoài của màng.
(5) Ở thân của nơron có các thể Nissl. Đặc điểm này giúp tế bào thần kinh xử lý tốt các thông tin được truyền về.
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan. Các tế bào Soan tạo nên các bao miêlin cách điện giúp xung thần kinh lan truyền được nhanh hơn
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?
(1) Những chất hóa học do tuyến nội tiết tiết ra ngấm vào máu.
(2) Được sản xuất ở một nơi và gây ra tác dụng sinh lí ở một nơi khác.
(3) Mỗi loại hoocmon thường tác động lên một cơ quan đích nhất định.
(4) Các loại hoocmon đều có bản chất prôtein.
(5) Có hoạt tính sinh học cao và tác dụng đặc trưng cho loài
Câu 2:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
Câu 3:
Hiện tượng nào sau đây không phải là tính cảm ứng của thực vật?
Câu 5:
Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?
Câu 6:
Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể giao phối
Câu 7:
Những hoocmôn nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?
về câu hỏi!