Câu hỏi:
13/07/2024 2,714Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24. Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Theo đề bài ta có số lượng NST của loài 2n = 24 → n = 12. Vì vậy, ta có:
Cơ chế hình thành:
- Thể tam bội: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. Khi thụ tinh giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n.
- Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:
+ Nguyên phân: Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
+ Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.
Thụ tinh: 2n + 2n → 4n.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loại này?
Câu 2:
Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.
Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
Câu 3:
Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
3' …TATGGGXATGTAATGGGX… 5'
Hãy xác định trình tự nuclêôtit của:
- Mạch bổ sung với mạch nói trên.
- mARN được phiên mã từ mạch trên.
Câu 4:
Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
- G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A -
- X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T -
Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó (5' → 3' hay 3' → 5').
Câu 5:
Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Câu 6:
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
5'…XAUAAGAAUXUUGX…3'
Cho rằng đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho nuclêôtit thứ 3 là U của mARN được thay bằng G:
5'…XAG*AAGAAUXUUGX… 3'
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
Câu 7:
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
5'…XAUAAGAAUXUUGX…3'
Viết trình tự nuclêôtit của ADN đã tạo ra đoạn mARN này.
về câu hỏi!