Câu hỏi:
13/07/2024 15,457Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật vì: ở thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống và ở thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng. Tuy nhiên ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, gây ra những rối loạn về giới tính nên lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới ít xảy ra ở động vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 2:
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông ở châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52.
Câu 3:
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì:
a) Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
b) Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
c) Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
d) Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Câu 4:
Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
Câu 5:
Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
về câu hỏi!