Câu hỏi:
13/07/2024 3,407Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Đàn bò rừng thường tập trung lại thành đám đông biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể, nhờ đó bò rừng cảnh giác và chống lại kẻ thù rình rập xung quanh.
- Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích:
Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm thức ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn khi đi riêng rẽ, các con trong đàn rủ nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp nhau của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.
Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy nêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
Câu 2:
Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
a) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
b) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
c) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
d) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
e) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
g) Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển…
h) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.
Câu 3:
Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật.
Câu 4:
Từ những ví dụ trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.
- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ.
Câu 5:
Quan sát các hình 36.2, 36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học, hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36:
về câu hỏi!