Câu hỏi:
13/07/2024 2,534Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ví dụ: Năm 2014, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án hình sự số 158 về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" theo Điều 226 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Cty TNHH công nghệ Việt Hồng (trụ sở tại phố Tô Vĩnh Diện, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội). Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CA xác định, từ tháng 6.2013, Nguyễn Việt Hùng đã chỉ đạo Lê Thanh Lâm, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Ngọc Kiều, Lê Sỹ Phản xây dựng, phát triển, cung cấp phần mềm có chức năng giám sát điện thoại có tên gọi là Ptracker. Phần mềm này nếu được cài đặt vào điện thoại di động chạy ngầm trên hệ điều hành Android sẽ thực hiện các chức năng giám sát như đọc tin nhắn, nghe nội dung các cuộc trò chuyện, lấy danh bạ... Theo thống kê, kể từ khi cung cấp gói phần mềm trên, đã có 14.140 tài khoản từng sử dụng phần mềm Ptracker, trong đó số lượng tài khoản hiện vẫn còn lưu trong máy chủ của Cty Việt Hồng là 7.447 tài khoản.
Cơ quan CA thấy trong vụ án của Cty Việt Hồng có 2 nhóm đối tượng, nhóm thứ nhất là nhóm có hành vi "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" - nhóm này đã có 4 đối tượng bị khởi tố. Nhóm thứ hai là các đối tượng đã thuê Cty Việt Hồng sử dụng phần mềm Ptracker để giám sát máy điện thoại và đời tư của người khác, có dấu hiệu phạm tội "Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác" theo Điều 125 Bộ luật Hình sự. Đối với nhóm tội phạm này, CATP đang nghiên cứu, xem xét để xử lý.
Như vậy, công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và tất cả những trường hợp xâm phạm quyền trái với quy định của pháp luật đều sẽ bị xử lí nghiêm khắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Câu 2:
Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm.
Câu 3:
Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân
Câu 4:
Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào.
Câu 5:
Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
Câu 6:
Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả hai người đều bị ốm.
Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao?
Câu 7:
Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
về câu hỏi!