Câu hỏi:
25/03/2020 1,807Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, bệnh P do một alen của một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định; Bệnh Q do một alen của một gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Trong phả hệ, những người có màu đen hoặc màu xám chỉ bị một bệnh trong số hai bệnh nói trên
Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị hai bệnh trên của cặp vợ chồng III.13 – III.14 trong phả hệ trên là
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
Giải thích:
- Trước tiên, cần phải xác định xem bệnh nào là bệnh P, bệnh nào là bệnh Q.
+ Bệnh P do gen nằm trên NST thường quy định. Cặp số 10, 11 đều không bị bệnh, sinh người con gái số 15 bị bệnh màu đen. Chứng tỏ bệnh màu đen là do gen lặn nằm trên NST thường quy định. → Bệnh P được kí hiệu là bệnh màu đen.
+ Vì bệnh màu đen là bệnh P nên bệnh màu xám là bệnh Q. Bệnh quy do gen lặn quy định. Vì người số 7 bị bệnh sẽ truyền gen bệnh cho con gái số 12. Nếu bệnh do gen trội quy định thì con gái số 12 mang gen trội sẽ quy định bị bệnh.
- Xác suất sinh con không bị bệnh P:
+ Tìm kiểu gen của người số 13:
Người số 5 bị bệnh P → người số 7 có kiểu gen AA hoặc Aa, trong đó Aa với tỉ lệ 2/3.
Người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh P. → Kiều gen người số 8 là Aa.
→ Con của cặp với chồng số 7 và 8 sẽ là con của phép lai (1/3AA + 2/3Aa) × Aa
→ Phép lai (1/3AA + 2/3Aa) × Aa sẽ cho đời con là 2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa.
→ Người số 13 không bị bệnh nên sẽ là một trong hai người 2/6AA hoặc 3/6Aa.
→ Người số 13 có kiểu gen Aa với tỉ lệ 3/5; kiểu gen AA với tỉ lệ 2/5.
+ Tìm kiểu gen của người số 14: Có bố mẹ dị hợp nên người số 14 có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3AA.
+ Xác suất để cặp vợ chồng 13, 14 sinh con bị bệnh P = 3/5 × 2/3 × 1/4 = l/10.
→ Xác suất sinh con không bị bệnh P = 1 - l/10 = 9/10.
- Xác suất sinh con không bị bệnh Q:
+ Kiểu gen về bệnh Q: Người số 13 là nam, không bị bệnh Q nên kiểu gen về bệnh Q là .
+ Người số 14 không bị bệnh Q nhưng có mẹ dị hợp về bệnh Q. Vì vậy kiểu gen của người số 14 là hoặc .
+ Xác suất sinh con bị bệnh Q = 1/2 × 1/4 = 1/8.
→ Xác suất sinh con không bị bệnh Q = 1 - 1/8 = 7/8.
- Xác suất sinh con không bị 2 bệnh = 9/10 x 7/8 = 63/80
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?
Câu 2:
Khi nói về prôtêin ức chế trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
(2) Prôtêin ức chế chỉ được gen R tổng hợp khi môi trường không có lactôzơ.
(3) Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu trúc và làm mất chức năng của prôtein này.
(4) Prôtêin ức chế chỉ có hoạt tính sinh học khi có tác động của chất cảm ứng ở môi trường.
(5) Prôtein ức chế thường xuyên được gen điều hòa tổng hợp.
Câu 3:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây được xếp vào bệnh di truyền phân từ?
(1) Hội chứng Đao. (2) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(3) Bệnh máu khó đông. (4) Hội chứng Tơcnơ.
(5) Bệnh phenylketo niệu. (6) Bệnh ung thư máu.
Câu 4:
Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến điểm chỉ xảy ra tại một cặp nuclêôtit của gen.
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3) Đột biến điểm có thể có lợi, có hại hoặc trung tính nhưng hầu hết là có hại.
(4) Đột biến điểm là những biến đối nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
(5) Xét ở mức độ phân tử, hầu hết đột biến điểm là trung tính.
(6) Đột biến điểm tạo ra alen mới, làm đa dạng phong phú vốn gen của quần thể.
(7) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.
Câu 5:
Những quá trình nào sau đây cho phép tạo ra được biến dị di truyền?
(1) Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
(2) Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(4) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
(5) Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật.
Câu 6:
Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Đây là loại tập tính nào sau đây?
Câu 7:
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho các cây thân cao giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 84% cây thân cao: 16% cây thân thấp. Nếu loại bỏ toàn bộ các cây thân thấp F1 sau đó cho các cây thân cao F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiêu hình ở F2 sẽ là
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!