Câu hỏi:
25/03/2020 3,562Hãy vẽ mũi tên chỉ chuyển động của phần tử M khi sóng truyền từ trái sang phải (H.7.4 SGK).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Xét thêm điểm A có li độ cực đại như hình vẽ.
Theo giả thiết, sóng truyền từ trái sang phải nên điểm M sẽ dao động trễ pha hơn điểm A, ta thấy rằng dao động sẽ truyền từ A đến M, do đó điểm M đang có hướng dao động đi lên như hình vẽ.
Để thấy rõ được chuyển động đi lên của điểm M ta có thể dùng vòng tròn biểu thị dao động điều hòa cho cả điểm A và điểm M.
- Dao động của điểm M được thể hiện bằng hình chiếu của vectơ quay OM'→, điểm A được thể hiện băng hình chiếu của vectơ OA→ lên trục nằm ngang Ou thể hiện li độ của các phần tử vật chất.
- M dao động trễ pha hơn A nên vectơ OM'→ và OA→ được thể hiện như hình vẽ. Từ đó ta thấy hình chiếu M đang đi về biên dương → M đang đi lên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sóng cơ là gì ?
A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.
C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
Câu 3:
Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
Câu 4:
Trong thí nghiệm ở hình 7.1, cần rung dao động với tần số 50 Hz. Ở một thời điểm t, người ta đo được đường kính 5 gợn sóng liên tiếp lần lượt bằng 12,4; 14,3; 16,35; 18,3 và 20,45cm. Tính tốc độ truyền sóng.
Câu 5:
Tại sao ta nói sóng vừa có tính tuần hoàn theo thời gian, vừa có tính tuần hoàn trong không gian ?
Câu 6:
Khi O dao động, mặt nước có hình dạng như thế nào? Có thấy mẫu nút chai bị đẩy ra xa O không?
về câu hỏi!