Câu hỏi:
12/07/2024 5,023Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu hỏi trong đề: Giải bài tập Giáo dục công dân 11 !!
Bắt đầu thiQuảng cáo
Trả lời:
- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.
- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
+ Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.
+ Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thông qua quá trình cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?
a. Thuận lợi
b. Khó khăn.
c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
Tại sao em lại chọn phương án đó?
Câu 2:
Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Câu 3:
Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu
Câu 4:
Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (Bài 5)
THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯÒNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CÓ ĐÁP ÁN
Hàng hoá – tiền tệ - thị trường (P1)
127 câu Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có lời giải) Công dân với các vấn đề chính trị xã hội (P1)
16 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án (Phần 2)
Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước (Bài 7)
Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (Bài 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận