Câu hỏi:
08/04/2020 656Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể.
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ảnh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.
(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản.
(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Các kết luận đúng là: (1), (4), (6).
1 đúng vì cấu trúc tuổi của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể và có phụ thuộc vào môi trường nên có thể thay đổi khi môi trường thay đổi.
2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể.
3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực: cái. Tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể nên tỉ lệ giới tính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của các cá thể trong quần thể.
4 đúng.
5 sai, một số loài sinh vật không được chia nhóm như vậy. Ví dụ như quần thể vi khuẩn: không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con.
6 đúng vì tuổi thọ của quần thể càng cao và vùng phân bố chứa nhiều điều kiện sống thuận lợi thì cấu trúc tuổi của quần thể càng phức tạp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.
Xét các khẳng định sau đây:
1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bài con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.
2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.
4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.
5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.
6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
Câu 3:
Biết rằng trong quá trình giảm phân của một cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Cho các dự đoán sau nói về đời con của phép lai hai cá thể . Có bao nhiêu dự đoán đúng?
1. Số cá thể có kiểu gen ABb và AAaBb chiếm tỉ lệ bằng nhau.
2. Số cá thể có kiểu gen AAaBb chiếm tỉ lệ 2,5%.
3. Có tất cả 2 kiểu hình ở đời con nếu hai cặp gen (A,a) và (B,b) trội lặn hoàn toàn.
4. Có tất cả 32 kiểu gen ở đời con.
Câu 5:
Cho các nhận định sau:
1. Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thế nguyên sinh.
2. Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thế nguyên sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.
3. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật, diễn thế sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.
4. Dù cho nhóm loại ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó.
5. Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
6. Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.
Những nhận định sai là:
Câu 6:
Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Homo Neanderthalensis, số phát biểu đúng là:
1. Sống thành bộ lạc.
2. Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
3. Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
4. Công cụ chủ yếu làm bằng đá silic thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
Câu 7:
Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao mieelin lại “nhảy cóc”?
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!