Câu hỏi:
20/04/2020 4,598Trên hình 23.1 có vẽ sơ đồ một mạch điện. Khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt. Giải thích tại sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khi đóng công tắc K thì bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng, lúc tắt là vì khi đóng công tắc K- mạch điện kín, dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho đèn sáng, cùng lúc đó dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây trở thành nam châm điện hút miếng sắt, lúc đó miếng sắt và tiếp điểm bị hở → bóng đèn tắt → nam châm điện cũng bị ngắt, miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm mạch kín, bóng đèn lại sáng. Hiện tượng xảy ra liên tục khi khoá K còn đóng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hoá học.
Câu 2:
Chuông điện hoạt động là do:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 3:
Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
A. các vụn nhôm.
B. các vụn sắt.
C. các vụn đồng.
D. các vụn giấy viết.
Câu 4:
Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện?
A. Ấm điện B. Quạt điện
C. Đèn LED D. Nồi cơm điện
Câu 5:
Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng
C. Tác dụng từ D. Tác dụng hoá học
Câu 6:
Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:
A. làm dung dịch này nóng lên.
B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
C. làm biến màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. làm biến màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này .
Câu 7:
Để mạ bạc một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào dưới đây?
A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc.
C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
về câu hỏi!