Câu hỏi:
13/07/2024 2,147Để chứng minh sự cộng hưởng âm, người ta thường làm A thí nghiệm như Hình 9.1. T là một ống nghiệm cao, A là một âm thoa có tần số dao động riêng f. Gõ cho âm thoa rung, thì nó phát ra một âm rất yếu. Đưa âm thoa lại gần miệng Ống nghiêm, rồi đổ dần nước vào ống cho mực nước cao dần thì có thể tìm được độ cao h của cột không khí trong ống, để cột không khí dao động cộng hưởng với âm thoa. Lúc đó âm được khuếch đại rất mạnh.
Cho biết: f= 850 Hz, h = 50 cm. Tính tốc độ v của âm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các phân tử không khí trong ống dao động theo tần số của dao động của âm thoa. Sóng âm trong ống nghiệm phản xạ liên tiếp ở miệng và ở đáy ống nghiệm. Khi khoảng cách giữa hai mặt phản xạ ấy có một giá trị thích hợp thì tạo thành một hệ sóng dừng ổn định. Khi đó ở miệng ống có một bụng dao động còn ở đáy ống tức là mặt nước có một nút. Vậy độ cao h phải thoả mãn điều kiện :
h = (2k + 1)/4 (k = 0, 1, 2...) (1)
Thay = v/f vào (1), ta được h = (2k + 1)/4f
Với k = 0 ⇒ v = 1700 m/s
(loại, vì lớn hơn cỡ của tốc độ âm trong không khí)
k = 1 ⇒ v = 566,7 m/s
(loại, vì lớn hơn cỡ của tốc độ âm trong không khí)
k = 2 ⇒ v = 340 m/s
(chấp nhận vì cỡ của tốc độ âm trong không khí là 300 m/s)
k = 3 ⇒ v = 240 m/s
(loại, vì nhỏ hơn cỡ của tốc độ âm trong không khí)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định và rung với hai múi thì bước sóng của dao động là bao nhiêu ?
A. 1 m. B. 0,5 m. C. 2 m. D. 0,25 m.
Câu 2:
Sóng dừng là
A. sóng không lan truyền được do bị một vật cản chặn lại.
B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
C. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
D. sóng được tạo thành do sự giao thoa của hai sóng kết hợp, trên đường thẳng nối giữa hai tâm phát sóng
Câu 3:
Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là
A. 90 cm/s. B. 40 m/s.
C. 40 cm/s. D. 90 m/s.
Câu 4:
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng
A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
B. độ dài của dây.
C. hai lần độ dài của dây.
D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng kề nhau.
Câu 5:
Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố 'định thì độ dài của dây phải bằng
A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số lẻ lần nửa bước sóng.
D. một số lẻ lần bước sóng.
Câu 6:
Một sóng ngang truyền dọc theo một sợi dây AB theo chiều từ A đến B. Đến đầu B của sợi dây thì sóng bị phản xạ trở lại. Tại B, sóng phản xạ
A. luôn luôn ngược pha với sóng tới.
B. luôn luôn cùng pha với sóng tới.
C. ngược pha với sóng tới nếu đầu B được giữ cố định.
D. ngược pha với sóng tới nếu đầu B có thể di chuyển tự do.
Câu 7:
Một sóng dừng được hình thành trên một sợi dây căng ngang giữa hai điểm cố định. Trên sợi dây đó ta thấy:
A. Số bụng sóng nhiều hơn số nút sóng.
B. Số bụng sóng bằng số nút sóng.
C. Số bụng sóng ít hơn số nút sóng một đơn vị.
D. Số bụng sóng ít hơn số nút sóng hai đơn vị.
56 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 2: Khí lý tưởng
91 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 1: Vật lý nhiệt
30 câu trắc nghiệm Dao động điều hòa cực hay, có đáp án (phần 1)
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 6. Nhiệt hoá hơi riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 4. Nhiệt dung riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án
11 Bài tập Áp suất khí theo mô hình động học phân tử (có lời giải)
về câu hỏi!