Câu hỏi:
15/09/2019 4,315Một hỗn hợp X gồm C2H4 và C3H6 (trong đó C3H6 chiếm 71,43% về thể tích). Một hỗn hợp Y gồm hỗn hợp X nói trên và H2 với số mol X bằng 5 lần số mol H2. Nếu lấy 9,408 lít hỗn hợp Y (đktc) đun nóng với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z. Biết rằng tỉ lệ mol của hai ankan sinh ra bằng tỉ lệ mol của 2 anken tương ứng ban đầu. Số mol C2H6 và C3H8 trong hỗn hợp Z lần lượt là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Trong Y: nX = 0,35 mol; nH2 = 0,07 mol → Trong X: nC2H4 = 0,25 và nC3H6 = 0,1.
- Vì tỉ lệ mol của hai ankan bằng tỉ lệ mol của 2 anken tương ứng ban đầu; mặt khác anken, hiđro tham gia phản ứng và ankan tạo ra đều với số mol như nhau
→ hhZ có 0,07 mol ankan và 0,35 - 0,07 = 0,28 mol anken dư, trong đó:
nC3H6 = 0,7143 x 0,28 = 0,2
→ nC2H4 = 0,02.
nC3H8 = 0,7143 x 0,07 = 0,05
→ nC2H6 = 0,02
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch ?
Câu 2:
Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
Câu 3:
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với bột Ni xúc tác thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom dư được hỗn hợp Z có MZ = 16. Độ tăng khối lượng của bình đựng dung dịch brom là 0,82 gam. Số mol của C2H6 có trong hỗn hợp Z là
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với
Câu 6:
Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4, trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4 đi qua Ni nung nóng (hiệu suất đạt 100%), thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y ở đktc, biết tỉ khối hơi của hỗn hợp Y đối với H2 là 6,6. Nếu cho V lít hỗn hợp khí X đi qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng
Câu 7:
Trong một bình kín dung tích 2,24 lít chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4 và C3H6 (ở đktc). Tỉ lệ số mol C2H4 và C3H6 là 1 : 1. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 00C thu được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y qua bình chứa nước brom dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 1,015 gam. Biết tỉ khối của X và Y so với H2 lần lượt là 7,6 và 8,445. Hiệu suất phản ứng của C2H4 là
về câu hỏi!