Câu hỏi:
13/05/2020 299Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A.
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là: lựa chọn đúng địa bản và chủ động tạo thời cơ tiến công. Sau khi giải phóng Phước Long (6-1-1975), thấy rõ khả năng suy giảm của quân ngụy và khả năng khó quay lại của quân Mỹ, chớp thời cơ thuận lợi đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Chiến dịch Tây Nguyên:
+ Thời cơ đánh trận mở màn then chốt chiến dịch, trận Buôn Ma Thuột, để giữ vững quyền chủ động, ta thực hiện nghi binh, cô lập địch ở Buôn Ma Thuột, vây chặt tập đoàn chủ yếu của địch ở bắc Tây Nguyên, không cho chúng tăng cường, ứng cứu Buôn Ma Thuột một cách dễ dàng, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho ta triển khai lực lượng. Sau khi tạo ra thời cơ mới, rạng sáng 10-3-1975, ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột. Địch chưa kịp trở tay, phán đoán, hành động, thì trưa 11-3 ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột.
+ Chủ động tạo ra thời cơ mới, gây cho địch khó khăn mới, buộc chúng phải phạm sai lầm mới. Chính những sai lầm mới của địch lại tạo ra thời cơ mới cho ta. Tình huống và thời cơ đánh địch phản kích đã được dự kiến trong kế hoạch chiến dịch và xuất hiện đúng như ta đã dự kiến. Vì vậy, ta đã biến thời cơ thuận lợi đó thành kết quả thắng lợi giòn giã, đánh bại hoàn toàn cuộc phản kích của Sư đoàn bộ binh 23(-) và Liên đoàn biệt động 21 (từ ngày 12 đến 18-3) đập tan hy vọng giành lại Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào những sai lầm nghiêm trọng hơn, đó là rút bỏ Tây Nguyên vào ngày 15-3-1975. Tình huống mới, thời cơ mới lại xuất hiện, lực lượng rút chạy là lực lượng lớn nhất, đông nhất của Quân đoàn 2 ngụy, gồm phần lớn các đơn vị chủ lực của địch. Nắm thời cơ đó, từ ngày 16 đến 24-3, ta mở cuộc truy kích thần tốc tiêu diệt toàn bộ địch rút chạy trên đường số 7, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: trên cơ sở phương án đã chuẩn bị, nắm vững thời cơ, các đơn vị của Quân đoàn 2, Quân khu Trị Thiên, nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 1 ngụy, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 và các đơn vị bộ binh, binh chủng của địch, giải phóng thành phố Huế (10 giờ ngày 25-3) và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: Sau thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến, ta đã chủ động tạo thế và thời cơ cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, tư tưởng chỉ đạo là: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Chiều 28-4, các sư đoàn địch phòng ngự ở vòng ngoài đã bị ta tiêu diệt và làm tan rã. Từ sáng 29 đến 30-4, các cánh quân ta trên các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trước khi trở về chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất thuộc địa của thực dân nào?
Câu 4:
Cho các dữ kiện sau:
1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng.
3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.
Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các bản Hiệp ước được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp.
Câu 5:
Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là
Câu 6:
Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?
Câu 7:
Sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi
về câu hỏi!