Câu hỏi:
13/07/2024 7,903Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).
− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…
− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.
− Tây Nguyên
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).
+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh khai thác thế mạnh thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định và giải thích sự khác nhau về cơ cấu cây trồng, vật nuôi giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ. Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự giống nhau của các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển đa dạng cơ cấu kinh tế. Giải thích tại sao tuy có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn hạn chế.
về câu hỏi!