Câu hỏi:
12/07/2024 17,706Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về mạng lưới đô thị nước ta và giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Quy mô: Chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.
- Phân cấp:
+ Hai đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
+ Năm đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ Các đô thị trực thuộc tỉnh: (kể tên một số đô thị)
- Chức năng:
+ Chủ yếu nhất là công nghiệp và hành chính: Các đô thị ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, ở Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung...
+ Cảng biển và hành chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn...
+ Chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước: Hà Nội.
+ Văn hóa, du lịch: Huế, Hội An...
- Phân bố: Tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
b) Giải thích
- Do nước ta đang ở trong quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn chậm, trình độ công nghiệp hóa ở nước ta còn hạn chế, nên ít có đô thị lớn.
- Các đồ thị có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng phần lớn ban đầu là các trung tâm hành chính và kinh tế của địa phương, sau này phát triển lên vẫn giữ chức năng ban đầu. Một số đô thị nằm ở cửa sông ven biển, hoạt động kinh tế gắn với cảng biển. Một số đô thị khác do vị trí trong lịch sử phát triển, hiện nay trở thành nơi giàu tài nguyên nhân văn để đẩy mạnh phát triển văn hóa, du lịch...
- Đồng bằng và ven biển nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quần cư đô thị và phát triển kinh tế. Nhìn chung, ở khu vực này thường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận hòa, giao thông (kể cả đường sông, đường biển và đường bộ) thuận tiện.
Trên cơ sở thuận lợi về tự nhiên, khu vực đồng bằng và ven biển đã phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, trong đó tập trung ở các đô thị là hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại...).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh mạng lưới đô thị giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự phân bố đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự phân bố dân cư giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc. Tại sao nói sự đa dạng về tộc người là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
về câu hỏi!