Câu hỏi:
12/07/2024 20,965Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến sông ngòi nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
Các nhân tố tác động đến sông ngòi gồm có địa hình, nham thạch, chế độ mưa, thảm thực vật và hồ đầm.
- Tác động của địa hình: chủ yếu đến hình thái và hướng sông.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích nên phần lớn chiều dài của sông ngòi tập trung ở đồi núi. Địa hình đồi núi dốc cùng với lượng mưa lớn trong mùa mưa làm cắt xẻ địa hình, tạo nên mạng lưới sông dày đặc.
+ Địa hình già trẻ lại nên trên chiều dài của một con sông có các hình thái khác nhau, nơi thì độ dốc nhỏ, lòng sông rộng; nơi thì độ dốc lớn, hẻm vực sâu.
+ Địa hình phân bậc làm cho sông có nhiều thác ghềnh.
+ Hướng nghiêng của địa hình tây bắc - đông nam nên phần lớn sông đều có hướng chung là tây bắc - đông nam, bắt nguồn từ núi cao chảy ra biển Đông; ở sườn Tây Trường Sơn Nam, sông bắt nguồn từ núi cao ở phía đông chảy về lưu vực sông Mê Công ở phía tây.
+ Hướng núi khác nhau quy định hướng sông khác nhau: ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, sông thường có hướng tây bắc - đông nam; ở Đông Bắc theo các dãy núi cánh cung có các thung lũng sông theo hướng vòng cung.
+ Địa hình phân hóa thành các vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích và hình thái lưu vực các sông có sự khác nhau.
- Tác động của nham thạch: sông chảy qua vùng đá cứng thường có lòng hẹp, qua vùng đá mềm thường có lòng rộng, uốn khúc quanh co.
- Tác động của chế độ mưa: chủ yếu đến chế độ nước sông.
+ Chế độ nước sông thường trùng với thời gian mùa của khí hậu, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa kiệt trùng với mùa khô. Mùa lũ các sông ở miền Bắc thường từ tháng VI - X, các sông ở miền Nam thường tháng V - XI, các sông ở Trung Bộ thường vào thu đông (tháng VIII/IX đến tháng X/XI).
+ Đỉnh lũ trùng với đỉnh mưa, tương ứng ở mỗi miền là tháng VIII, IX và X, XI.
+ Chế độ mưa thất thường, nên chế độ lũ ở các sông cũng thất thường: năm đến muộn, năm đến sớm, năm lũ to, năm lũ nhỏ...
- Tác động của thực vật và hồ đầm: nơi có thảm thực vật tốt, độ che phủ cao thì chế độ nước sông điều hòa hơn; nơi có hồ lớn thì điều tiết được nước sông vào hai mùa lũ và kiệt...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị giảm sút.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sinh vật nước ta có sự phân hóa theo Bắc-Nam.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
về câu hỏi!