Câu hỏi:
29/05/2020 679Alen A ở vi khuẩn E.coli đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
2. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498 nucleotit loại X.
3. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
4. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án: A
I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến không làm thay đổi tổng số nucleotit thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. → Không phải là đột biến điểm.
II sai. Vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X→ số nucleotit loại X của alen a = số nucleotit loại X của alen A + 2 = 500 + 2 = 502.
III đúng. Vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không làm thay đổi axit amin.
IV đúng. Vì alen A có tổng số 1800 nucleotit nên có chiều dài = 306nm. Nếu đột biến này là đột biến thêm 1 cặp nucleotit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của alen ban đầu lên 0,34nm.
→ Alen a có chiều dài 306nm + 0,34 = 306,34nm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ
Câu 3:
Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:
I. Gen ban đầu có số luợng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.
II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A-T.
III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
Số phát biểu đúng là
Câu 4:
Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng hiếm?
Câu 5:
Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?
Câu 6:
Xét mô hình dạng B của ADN. Gen D dài 510 nm và có A = 10%. Gen D bị đột biến thành alen d. So với gen D, alen d ngắn hơn 1,02 nm và ít hơn 8 liên kết hiđrô. Cho các nhận định sau:
I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanin.
II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin.
III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô.
IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A - T và mất 2 cặp G - X.
V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d.
Số nhận định đúng là:
Câu 7:
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.
về câu hỏi!