Câu hỏi:
13/07/2024 15,489Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
+ Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, có tầng phong hoá sâu, rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đó nhiều loại sau khi cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm.
+ Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Một số loại đất khác (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...) cũng có thể trồng được cây công nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa.
- Nguồn nước dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng hoá các cây công nghiệp lâu năm (cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).
* Điều kiện kinh tế- xã hội
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.
- Việc đảm bảo an toàn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây công nghiệp,...
b) Khó khăn
* Điều kiện tự nhiên
- Thiếu nước tưới trong mùa khô, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hoá đất ở các vùng đồi núi còn cao,...
- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão,...) cũng gây ra những thiệt hại nhất định.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.
- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả,...).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta trong giai đoạn trên.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thế hiện diện tích và sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trong việc sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn trên
Câu 3:
Cho bảng sô liệu sau:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012
(Đơn vị: tỉ đồng)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đồi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 - 2012.
b) Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên.
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990 - 2010
a) Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
c) Rút ra nhận xét cần thiết.
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ hiểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm cùa nước ta trong thời kì 1990 - 2011.
Câu 6:
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Câu 7:
Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta
về câu hỏi!