Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ngành thuỷ sản đang phát triển mạnh góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của nước ta
Quảng cáo
Trả lời:
Gợi ý làm bài
- Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng từ 2250,5 nghìn tấn (năm 2000) lên 4197,8 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,86 lần. Sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người đạt 49,3 kg (năm 2007).
- Khai thác thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục tăng từ 1660,9 nghìn tấn (năm 2000) lên 2074,5 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,25 lần.
+ Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định,...
- Nuôi trồng thuỷ sản:
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn (năm 2000) lên 2123,3 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 3,6 lần.
+ Hiện nay, nhiều loại thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loại cá.
+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre,...
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
- Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay môn Địa Lí (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Địa lí (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở nước ta
* Tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...).
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
* Kinh tế - xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
b) Khó khăn:
* Tự nhiên:
- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
* Kinh tế - xã hội:
- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.
- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.
- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Lời giải
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010
b) Nhận xét và giải thích
- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.
- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.
- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.
- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.
Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.
- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.
Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.