Câu hỏi:
11/07/2024 2,819Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta và giải thích
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gợi ý làm bài
a) Phân tích
* Đồng hằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất
+ Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội.
+ Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả; Hà Nội - Bắc Giang; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ; Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa).
- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:
+ Hà Nội (quy mô rất lớn, trên 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng như cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.
+ Hải Phòng (quy mô lớn, từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng, gồm 8 ngành (điện tử, đóng tàu, cơ khí, chế biến thực phẩm, luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nhiệt điện).
+ Các trung tâm quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) (như Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long), với cơ cấu ngành ít hơn.
+ Các trung tâm còn lại có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) (như Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định), ít ngành.
* Đông Nam Bộ
- Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể).
- Tứ giác công nghiệp mạnh với các trung tâm:
+ Thành phố Hồ Chí Minh: quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng), nhiều ngành nhất (cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô).
+ Biên Hòa: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, thuỷ diện).
+ Vũng Tàu: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, dệt, may, hoá chất, phân bón, đóng tàu).
+ Thủ Dầu Một: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng).
b) Giải thích
* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đô.
- Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Dân cư dông, lao động có tay nghề.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
* Đông Nam Bộ
- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với Đồng bằng sông cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tái và dịch vụ lớn nhất của cả nước.
- Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
- Dân cư đồng, thị trường rộng lớn, lao dộng có tay nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước.
- Thu hút mạnh đầu tư trong nước và quốc tế.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Câu 3:
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Tại sao khi tiến hành công nghiệp hóa phần lớn các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ?
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét sự tăng trưởng và giải thích nguyên nhân.
Câu 7:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy diện
về câu hỏi!