Câu hỏi:
12/07/2024 5,885Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Giải thích tại sao ngành công nghiệp của hai trung tâm này lại phát triển mạnh?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gợi ý làm bài
a) Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô.
- Hà Nội: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.
b) Giải thích
* Thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lí: Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước, đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Nam. Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
- Được sự quan tâm của Nhà nước và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ, trong và ngoài nước lớn.
- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao.
* Hà Nội
- Vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ Trong vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, một vùng đông dân, kinh tế phát triển của cả nước; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Có điều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với các trung tâm công nghiệp khác ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
+ Gần nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng (dẫn chứng).
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Đầu mối giao thông lớn nhất ở khu vực phía Bắc (dẫn chứng) thuận lợi đế mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thành phố triệu dân, có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
- Đường lối chính sách.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật. Khả năng thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thông, lâu đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Câu 3:
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Tại sao khi tiến hành công nghiệp hóa phần lớn các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ?
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét sự tăng trưởng và giải thích nguyên nhân.
Câu 7:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy diện
về câu hỏi!