Câu hỏi:
12/07/2024 2,139Dựa vào trang 27 Atlai Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Khái quát chung
- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2 (chiếm 15,6% diện tích cả nước).
b) Thuận lợi
* Vị trí địa lí
- Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.
- Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác trong nước và với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Nhờ vị trí giáp biển nên Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
+ Có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, trong đó lớn nhất là đồng Thanh Hóa (2900km2).
+ Các đồng bằng có nguồn gốc sông - biển, đất cát pha là chủ yếu, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), cây thực phẩm, cây ăn quả,...
+ Đất feralit trên đá badan tuy có diện tích không lớn, nhưng khá màu mỡ, phân bố rải rác ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,...), thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,...
+ Đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng đồi núi thuận lợi để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, vì thế ở đây có thể trồng cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Tài nguyên nước:
+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.
+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối Bang (Quảng Bình).
- Tài nguyên rừng:
+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
+ Có các vườn quốc gia: Bốn Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).
- Tài nguyên khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sán có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).
- Tài nguyên biển:
+ Nguồn hải sản: có nhiều bãi tôm, bãi cá, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
+ Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế),...
+ Có các bãi tắm nổi liếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), đã du hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Dân số khá đông 10,6 triệu người (năm 2006), nên có nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:
+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).
+ Đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào. Các cảng biển quan trọng của vùng là Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Các sân hay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) với năng lực vận chuyển ngày càng lớn.
+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
- Sự hình và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.
c) Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.
- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.
- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
Lương thực có hạt hình quân đầu người của vùng Bắc Trung Hộ và cá rníơc thời kì 1995 - 2002
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước thời kì 1995 - 2002.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước thời kì 1995 - 2002.
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản phân theo họat động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. (Đơn vị: tấn)
(Nguồn: Tổng cục Thông kê, Hà Nội)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản phân theo họat động kinh tế của Bắc Trung Bộ, năm 1995 và năm 2011.
b) Nhận xét và giải thích.
Câu 6:
Cho bảng số liệu sau:
Hiện trạng rừng của cả nước và Bắc Trung Bộ năm 2003 và năm 2011. (Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích các loại rừng của cả nước và Bắc Trung Bộ năm 2003 và năm 2011.
b) Nhận xét rừng của Bắc Trung Bộ so với cả nước và giải thích.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Bắc Trung Bộ.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!