Câu hỏi:
13/07/2024 2,192Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:
- Diễn đạt bằng so sánh;
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ;
- Từ và câu có nhiều nghĩa.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Diễn đạt bằng cách so sánh:
+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”
+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.
- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài đã học.
Câu 2:
Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a) Nghĩa của câu tục ngữ.
b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).
“Một mặt người bằng mười mặt của.”
“Cái răng, cái tóc là góc con người.”
“Đói cho sạch, rách cho thơm.”
“Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
“Lời nói gói vàng”
“Thương người như thể thương thân.”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
“Một cây làm chẳng nên non"
Câu 3:
So sánh hai câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Câu 4:
Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
về câu hỏi!